11:23 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những lưu ý khi nuôi cá ao

Thứ năm - 28/06/2012 03:26
Nuôi cá ao là hình thức phổ biến nhất trong nhân dân. Người ta tính, sản lượng cá ao có khi chiếm tới 70-80% tổng sản lượng cá của cả vùng. Vì vậy, nuôi cá ao có vị trí hết sức quan trọng trong kinh tế ở nông thôn.

Khái niệm ao nên hiểu là một vùng nước được ngăn cách với xung quanh bằng bờ. Ta có thể chủ động tát cạn ao để thu hoạch cá hoặc dọn vệ sinh cho ao. Diện tích ao có thể chỉ rộng bằng cái sân, cũng có thể rộng tới vài héc-ta, hàng chục héc-ta hoặc to hơn nữa.

Tùy điều kiện tự nhiên của vùng, tùy hoàn cảnh của từng gia đình và tùy vào yêu cầu mà ta có thể nuôi cá ao theo 3 hình thức: Nuôi quảng canh (sử dụng thức ăn tự nhiên và thả thưa cá), nuôi bán thâm canh (kết hợp thức ăn tự nhiên với thức ăn bổ sung và thả mật độ trung bình) và nuôi thâm canh (chủ động cung cấp thức ăn, cung cấp oxy để thả mật độ dày).

Ngoài ra, người ta còn phân biệt ra 2 hình thức là nuôi ao tĩnh và ao nước chảy. Bà con nuôi cá nước lạnh (cá hồi hay cá tầm) đều phải nuôi trong ao nước chảy. Nguồn nước đó phải vừa sạch, vừa lạnh...

Để nuôi cá ao thành công, bà con cần giữ được nguồn nước sạch, không bị chua, kiềm và mức nước phải từ 1-2m trở lên. Ao nông quá, cá dễ chết! Đáy ao là đất thịt, bằng phẳng và hơi dốc về phía tháo nước, có lớp bùn dày 15-20cm.

Bờ ao cần quang đãng, chắc chắn, không bị rò rỉ, và phải cao hơn mức nước cao nhất trong ao từ 40cm trở lên. Hàng năm, trước khi thả cá, ta nên tát cạn ao, vét bớt bùn đi, rắc vôi bột (7-10kg/100m2), phơi ao 3-5 ngày, lấy nước vào (qua màng lọc để tránh địch hại). Nên bón lót cho ao (30-40kg phân chuồng) để tạo màu.

Tùy điều kiện và yêu cầu mà ta chọn cá giống để thả. Nên thả ghép khi nuôi quảng canh hay bán thâm canh. Làm sao để có cả loại cá ăn mặt, loại cá ăn tầng giữa và loại cá ăn tầng đáy. Bà con thường nêu công thức: Mè, trôi, trắm, chép. Tỷ lệ giữa các giống phụ thuộc vào yêu cầu nuôi của chúng ta. Nhưng điều quan trọng nhất là tránh mua phải cá giống mắc bệnh.

Ta cần tới tận các cơ sở cấp cá giống có uy tín và có kinh nghiệm. Khi mua phải có hóa đơn đàng hoàng. Hết sức tránh việc mua cá giống bán dạo. Đã gọi là nuôi cá thì phải cho nó ăn (nếu không chỉ nên gọi là thả cá). Ta nên cho cá ăn đủ no, đều đặn và vào lúc mát trời. Theo dõi khả năng tiêu thụ của cá mà điều chỉnh lượng thức ăn.

Một điều rất quan trọng là phải thường xuyên quan sát đàn cá để phát hiện sớm địch hại hoặc bệnh tật. Ngoài ra, khi quá nóng hoặc quá rét ta cũng phải lo cho cá. Nếu thấy cá nổi đầu hàng loạt là thiếu oxy, ta phải thay nước ngay hoặc tăng cường oxy cho chúng...

Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cá ao

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 166

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 163


Hôm nayHôm nay : 41271

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 905295

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72588004