08:21 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những mô hình kỹ thuật mới trên cây trồng

Thứ hai - 10/10/2016 23:57
Vùng nông nghiệp Lâm Đồng ngày càng nổi lên nhiều mô hình kỹ thuật mới trong sản xuất cây trồng, không chỉ nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích đất, mà còn bảo vệ môi trường an toàn cho chính người sản xuất.
Thường xuyên ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp Lâm Đồng tạo nhiều bước đột phá đi lên

Thường xuyên ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp Lâm Đồng tạo nhiều bước đột phá đi lên

Nhà kính thắp điện hàng đêm

Theo khảo sát của Trung tâm  Lâm Đồng, vùng rau, hoa Lâm Đồng hiện có khoảng gần 3.150 ha diện tích nhà kính, nhà lưới với chức năng tránh mưa, ngăn gió, hạn chế phần lớn các loại sâu bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Kinh phí xây dựng nhà kính gồm nhiều mức  khác nhau trên đơn vị 1.000 m² là: 80 – 90 triệu đồng (khung tre, chân trụ sắt); 120 – 130 triệu đồng (toàn bộ khung, sườn, chân cột… đều bằng sắt); 170 – 200 triệu đồng (100% vật liệu nhà thép không rỉ). Đặc biệt, các công ty như Đà Lạt Hasfarm, Rừng Hoa Đà Lạt, Boniefarm… đã  nguồn vốn khá lớn để lắp đặt hệ thống nhà kính theo tiêu chuẩn châu Âu, công nghệ Israel, trong đó, vận hành đồng bộ hệ thống thiết bị, dây chuyền tự động điều hòa ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm… phù hợp theo từng thời điểm canh tác các giống rau, hoa khác nhau.  

Đáng kể bên trong từng khu nhà kính, người nông dân Lâm Đồng đang ứng dụng ngày càng phổ biến công nghệ  với 3 hình thức là , tưới phun mưa và tưới ngầm cục bộ. Không chỉ tiết kiệm từ 30 – 60% lượng nước so với phương pháp tưới thông thường, mà còn góp phần tăng đáng kể hệ số sử dụng phân nhỏ giọt, nâng cao giá trị thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường. Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết 3 quy trình tưới tiết kiệm ở đây là: “ là kỹ thuật tưới cung cấp nước cho cây trồng dưới dạng các giọt nước nhỏ ra từ thiết bị tạo giọt đặt trên mặt đất gần gốc cây. Tưới phun mưa cục bộ là kỹ thuật tưới dưới dạng hạt mưa hoặc hạt sương rơi trên một diện tích đất nhỏ. Tưới ngầm cục bộ là đặt thiết bị dưới mặt đất để  trực tiếp vào vùng rễ cây”. Hiện nhiều nông dân Lâm Đồng đã tự mua thiết bị về lắp đặt theo hướng dẫn kỹ thuật của bên cung cấp, chi phí đầu tư trên 1.000 m² từ 4 – 10 triệu đồng. 

Thống kê ở Đà Lạt và các vùng phụ cận có khoảng hơn 3.000 ha diện tích đất chuyên canh, nông dân đã quen sử dụng thắp sáng  đèn điện từ 4 – 8 giờ mỗi đêm để “đánh thức” cây sinh trưởng tăng chiều cao và chất lượng cành hoa. Thời gian đầu, nông dân sử dụng đèn điện bằng sợi đốt, tiêu tốn điện năng khá lớn; sau đó chuyển đổi sang đèn compact 20 W và đến nay đang dần mở rộng đèn LED với công suất 5 – 10 W, độ bền từ 30.000 – 60.000 giờ. “Những giống cây nuôi cấy dưới hệ thống đèn LED sinh trưởng và phát triển tốt nhờ thay đổi được nguồn sáng, phát ra ít nhiệt, nên chỉ cần một lượng điện năng nhỏ có thể làm mát phòng cấy mô…” – Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên đánh giá. 

 bằng công nghệ sinh học

Hiện nay, trên địa bàn Lâm Đồng có gần 120 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cơ sở (liên kết với hơn 15.300 hộ gia đình) đang áp dụng các giải pháp công nghệ sinh học sản xuất hàng chục ngàn hecta rau sạch theo các tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, Organic…, góp phần khôi phục sự cân bằng trong hệ sinh thái đồng ruộng. Thực tế trong các biện pháp canh tác, nông dân Lâm Đồng đã và đang nhân rộng kinh nghiệm xử lý đất bằng cách xông hơi sinh học, sử dụng các chế phẩm Basamid Granular 97MG; bố trí thời vụ, mật độ trồng thích hợp để hạn chế , sâu bệnh phát sinh. Trong các biện pháp phòng trừ dịch hại, bên cạnh các loại thuốc sinh học BT (Bacillus thuringiensis), NPV (Nuclear polyhedrosis virus), các loại thuốc thảo mộc khác, nhiều hộ nông dân đã tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, qua đó tạo nên môi trường thích hợp cho các loài  có lợi sinh sôi, nhân đàn… Hoặc nhiều hộ nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp ở Lâm Đồng còn đã ứng dụng mồi nhử pheromone để bẫy bắt các loại côn trùng như sâu tơ, sâu khoang, ruồi… đạt hiệu quả khá cao.

Điển hình những doanh nghiệp tiếp tục áp dụng các biện pháp sinh học thành công trong phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng nêu trên như: Trung tâm Nghiên cứu và thực nghiệm nông nghiệp Đà Lạt, Công ty Kim Bằng, Rừng Hoa, Bạch Cúc, Fresh Studio, Vườn dâu Thành Trung ở phường 9, Vương Đình Phi ở phường 7, Đà Lạt… thường xuyên mang lại thu nhập cả tỷ đồng trên mỗi hec ta. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn nhấn mạnh: “Việc áp dụng thành công các ứng dụng khoa học kỹ thuật cao đã góp phần tích cực đưa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng phát triển vượt bậc. Qua những kết quả này đã khẳng định tính đúng đắn trong định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao một cách bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng…”.

VĂN VIỆT
Nguồn: nghenong.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 338

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 335


Hôm nayHôm nay : 23395

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 312744

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70540059