03:42 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nơi dân chặt bỏ chuối vì ế ẩm, nơi vẫn lãi 300 triệu nhờ điều này

Thứ sáu - 13/03/2020 05:04
Trong khi nhiều nông dân ở Khoái Châu (Hưng Yên) để mặc cho chuối chín rụng vì không tìm được đầu ra thì tại Đồng Nai, nhờ xây dựng các chuỗi liên kết giữa nhà vườn và doanh nghiệp, hơn 7.000ha chuối vẫn có nơi tiêu thụ ổn định.

Bỏ mặc chuối chín rụng

Đã đến mùa thu hoạch nhưng người dân xã Đại Tập (Khoái Châu, Hưng Yên) vẫn để mặc hàng nghìn buồng chuối chín rụng ngoài vườn hoặc tự chặt bỏ gốc để tính chuyện trồng cây khác. Nguyên nhân là do dịch Covid-19 bùng phát, việc xuất khẩu chuối sang Trung Quốc chậm hơn nên thương lái không thu mua, người dân thất thu, lo lắng.

Theo thống kê, Đại Tập có khoảng 300 mẫu diện tích trồng chuối với 100 hộ tham gia. Để đầu tư trồng chuối các hộ dân ở đây đã bỏ ra số tiền khá lớn, chủ yếu vay ngân hàng, giờ chuối không bán được, nhiều người lâm vào cảnh khó khăn.

 noi dan chat bo chuoi vi e am, noi van lai 300 trieu nho dieu nay hinh anh 1

  Ông Nguyễn Đức Hiển (ở xã Đại Tập, Khoái Châu, Hưng Yên) lo lắng vì chuối không tiêu thụ được.  (ảnh Nguyễn Chương)

Tự tay chặt bỏ các gốc chuối đang còn quả, ông Nguyễn Đức Hiển (ở xã Đại Tập) than thở: "Bình thường nếu chuối bị ngã đổ do mưa bão vẫn có thương lái về thu mua, nhưng năm nay tuyệt nhiên không thấy bóng dáng một thương lái nào. Chúng tôi buộc phải chặt bỏ 90% gốc chuối có trong vườn, tiếc đứt ruột mà không biết làm sao”.

Ông Hiển cho biết thêm, hiện, giá chuối chỉ còn 10.000 – 15.000 đồng/buồng, buồng nào đẹp thì được 40.000 đồng, với giá này thì không đủ tiền phân và công chăm bón. Được biết, nhiều năm nay, chuối Đại Tập được xuất khẩu sang Trung Quốc với giá 9.000 – 10.000 đồng/kg nhưng năm nay giá chuối rớt thê thảm, chỉ còn khoảng 3.000 đồng/kg. Hiện, việc tiêu thụ chuối tại đây cũng chỉ phụ thuộc vào thương lái.

Liên kết - hướng đi bền vững

Chuối cũng là một trong những cây trồng chủ lực ở Đồng Nai. Hiện, toàn tỉnh có khoảng 7.000ha chuối, 70% sản lượng được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; còn lại khoảng 30% tiêu thụ nội địa.

Nhiều người trồng chuối tính toán, năng suất trung bình của chuối đạt 50 tấn/ha. Với giá bán 10.000 đồng/kg chuối tươi, người nông dân lãi khoảng 300 triệu đồng/ha. Do chuối có giá thành khá ổn định, thời gian trồng ngắn, nếu mất giá có thể chuyển đổi sang cây trồng khác nhanh chóng nên ngày càng có nhiều người đổ xô trồng chuối, dẫn đến tình trạng có những thời điểm cung vượt cầu, giá xuống thấp…

Nhờ tìm được hướng đi bền vững cho chuối (liên kết với doanh nghiệp chế biến sâu) nên trong đợt dịch Covid-19 này, dù các loại trái cây khác bị ảnh hưởng khá nhiều nhưng sản phẩm chuối của tỉnh Đồng Nai vẫn giữ được giá khá ổn định, từ 9.700 - 11.000 đồng/kg.

Trước thực tế đó ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã liên tục đề ra các phương án để tìm hướng đi thuận lợi nhất cho sản phẩm chuối của tỉnh. Theo đó, Đồng Nai đã thành lập các vùng chuyên canh chuối, lập các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tạo liên kết để mời gọi doanh nghiệp đầu tư và tìm kiếm đầu ra.

Ông Lý Minh Hùng - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Thanh Bình cho biết, cây chuối phù hợp với thổ nhưỡng của Đồng Nai và có nhiều lợi thế xuất khẩu. Hiện, HTX Thanh Bình có 10 thành viên với tổng diện tích trồng trọt là 70ha. Ngoài ra, HTX bao tiêu đầu ra cho hơn 100ha chuối khác của các nhà vườn trên địa bàn tỉnh.

“Chuối Đồng Nai rất được ưa chuộng và chất lượng rất tốt nên có nhiều cơ hội xuất khẩu. Vấn đề hiện nay là người nông dân phải chủ động thay đổi, từ sản xuất nhỏ lẻ sang hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, phải thay đổi cách sản xuất từ sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật để tiết kiệm công, chi phí. Các HTX như chúng tôi sẽ đẩy mạnh liên kết với các hộ nông dân để có nguyên liệu chế biến chuối khô và xuất khẩu chuối tươi” - ông Hùng nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Vinh, nông dân trồng chuối tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai lại chia sẻ, việc chính quyền tạo lối đi mới cho mặt hàng chuối bằng cách liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm khiến cho nông dân rất phấn khởi.

Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui chuối được tiêu thụ ổn định bà con vẫn còn nhiều băn khoăn. “Chúng tôi mong muốn hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân cần có những ràng buộc mang tính pháp lý để tăng trách nhiệm giữa các bên” - ông Vinh nêu ý kiến.

Nhiều nông dân ở Đồng Nai cho biết, nhờ tìm được hướng đi bền vững cho chuối nên trong đợt dịch Covid-19 này, dù các loại trái cây khác bị ảnh hưởng khá nhiều nhưng chuối vẫn giữ được giá khá ổn định, từ 9.700 -11.000 đồng/kg.

Về vấn đề này, đại diện Phòng Kinh tế huyện Trảng Bom, cho biết, hiện tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt dự án cánh đồng lớn chuyên trồng chuối nên địa phương đã tích cực vào cuộc, hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng, vận động nông dân chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp và tuân thủ quy trình sản xuất sạch.

Nhờ quy hoạch và đầu tư cho vùng sản xuất tập trung cây chuối, thời gian qua, một số doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh đã và đang hợp tác làm ăn lâu dài với nông dân. Điều này mở ra hướng đi mới cho người trồng chuối ở địa phương, đó là liên kết, chế biến sâu thay vì xuất khẩu tươi vào một thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro về giá cả. 

Theo Nguyễn Chương – Nha Mẫn/danviet.vn
http://danviet.vn/nha-nong/noi-dan-chat-bo-chuoi-vi-e-am-noi-van-lai-300-trieu-nho-dieu-nay-1067553.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 157

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 33638

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1092898

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72775607