02:35 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân Khmer khấm khá nhờ ngô giống

Thứ tư - 04/03/2015 19:59
Với sự hợp tác bao tiêu của Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC), gần 1.000 hộ dân Khmer ở tỉnh Trà Vinh có thu nhập khá nhờ chuyển từ trồng lúa sang trồng ngô (bắp) giống.

Chắc ăn như ngô

Ông Trần Văn Nhờ (Năm Nhờ) - Tổ trưởng Tổ hợp tác Đại Phát (xã Tân Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) cho biết: “Nhờ quyết định chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô giống, mà đời sống của nhiều hộ nông dân, trong đó phần lớn là người Khmer đã khá giả hơn trước”. Theo cách tính của ông Nhờ, chi phí đầu tư cho mỗi công ngô giống hiện nay khoảng 3 triệu đồng, năng suất đạt khoảng 7 – 10 tạ/công, mỗi công tương đương 1.000m2. Với giá thu mua ngô trái đạt 9.000 đồng/kg, bà con sẽ thu về ít nhất 6,3 triệu đồng/công, trừ chi phí còn lãi hơn 3 triệu đồng.


 Anh Thạch Nan Đi, ngụ tại xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) kiểm tra ruộng ngô giống để cung cấp sản phẩm cho SSC.  
“So với lúa, trồng ngô chắc ăn hơn nhiều. Vì trồng lúa “ngon” lắm cũng chỉ lời từ 1 – 1,2 triệu/công mà giá cả thì bấp bênh, đầu ra không có. Ngược lại, trồng ngô giống có doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu, có đại diện UBND giám sát thực hiện…” - ông Nhờ phấn khởi cho hay.

Theo ông Trần Minh Lại – Giám đốc HTX Nhị Trường (huyện Cầu Ngang, Trà Vinh), phần lớn tham gia dự án là đồng bào Khmer, do đó ban đầu việc chuyển từ trồng lúa nước quen thuộc sang trồng ngô giống gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng này đã giúp bà con có thu nhập ổn định. Anh Thạch Nan Đi, ngụ xã Long Sơn (Cầu Ngang) cho rằng, ngô là cây trồng không chịu nước, khi gieo trồng, bà con được hướng dẫn không ngâm hạt giống trước, hơn nữa công đoạn lột phơi trái trước khi thu hoạch tốn nhiều nhân công, chi phí giá thành cao hơn. “Tốn nhiều công nhưng việc trồng ngô giống cũng mang lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa từ 1 – 1,5 triệu đồng/công” - anh Đi cho biết.

Tiềm năng rất lớn

Ông Hàng Phi Quang – Tổng Giám đốc SSC cho biết, trong vụ đông xuân 2013 – 2014, doanh nghiệp đã triển khai hợp đồng hợp tác sản xuất hạt giống ngô lai với 980 hộ nông dân tại các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải (Trà Vinh). Tổng diện tích hợp tác sản xuất đạt 604ha, trong đó số hộ nông dân Khmer tham gia dự án chiếm đến 81,4%.

Đến nay, số ngô trái đã thu hoạch đạt hơn 3.200 tấn, trị giá 25,6 tỷ đồng. Với năng suất bình quân xấp xỉ 5,4 tấn ngô trái/ha, thu nhập bình quân của các hộ nông dân đạt khoảng 42,3 triệu đồng/ha. Số ngô giống này được SSC thu mua, chế biến thành hơn 1.600 tấn hạt giống, cung ứng cho thị trường cả nước và một số nước Đông Nam Á. Theo ông Quang, sang năm 2015, SSC đặt mục tiêu hợp tác với nông dân Trà Vinh, triển khai 600ha sản xuất hạt giống ngô lai, đồng thời mở rộng diện tích hạt giống đậu xanh, hạt giống lúa thuần cũng như hạt giống rau đậu đũa, đậu bắp trên địa bàn tỉnh này.

Ông Nguyễn Đức Mậu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho rằng, không chỉ cây ngô, tiềm năng sản xuất các loại giống rau, màu ở tỉnh này hiện còn rất lớn. Nếu tận dụng, phát huy được sẽ giúp mang lại thu nhập cho nhiều hộ Khmer nghèo.

Dự án “Kinh doanh cùng người thu nhập thấp: Chuyển đổi cơ cấu ngô giống-lúa”, giúp nông dân Khmer tỉnh Trà Vinh thoát nghèo, với tổng kinh phí toàn dự án hơn 37,5 tỷ đồng, trong đó Quỹ Thách thức doanh nghiệp Việt Nam (VBCF) tài trợ 7,8 tỷ đồng. 
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 621


Hôm nayHôm nay : 33235

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1424257

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74471228