16:43 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân tự lập cộng đồng sản xuất nông sản sạch

Chủ nhật - 25/09/2016 20:12
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm muốn làm tốt phải đồng bộ từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến cho đến khâu phân phối, tiêu thụ. Nhận thức được điểm mấu chốt vẫn là khâu sản xuất, những nông dân ở huyện Lương Sơn, Hoà Bình đã tự ý thức xây dựng thành một cộng đồng sản xuất nông sản sạch.

Vất vả nhưng thoả tấm lòng

10 giờ sáng, giữa cái nắng gắt của buổi sớm, bà Hà Thị Xiển, xóm Gừa, xã Cư Yên vẫn miệt mài làm cỏ cho những luống rau mồng tơi. Mỗi ngày, bà dành 2 – 3 giờ đều đặn làm cỏ, bừa đất, chăm sóc cho hơn 1 sào đất trồng rau hữu cơ của gia đình. “Mùa nào rau nấy, giờ tôi đang làm đất để chuẩn bị trồng cây vụ đông. Tôi vừa thu hoạch hết vụ rau muống, rau mồng tơi. Cứ xong việc đồng áng, lại ra vườn nhổ cỏ. Làm từ đầu này xong, cỏ đầu kia cũng mọc lại. Cứ làm liên tục quanh năm như vậy, toàn thủ công, bằng tay hết” – bà Xiển cho hay.

 nong dan tu lap cong dong san xuat nong san sach hinh anh 1

Các hộ dân ở Lương Sơn tham gia đều cam kết không sử dụng thuốc trừ sâu, giống biến đổi gen, phân bón hoá học. Ảnh: L.S

Lúc trước có gặp khó khăn về tiêu thụ, nhưng khi bà con kiên trì, đảm bảo đúng quy trình sản xuất. Các đơn vị thu mua đều rất hoan nghênh và cam kết đầu ra cho sản phẩm. Từ thành công của mô hình này, nhiều bà con rất muốn tham gia vào liên kết nhưng hiện nay khó khăn vẫn là quỹ đất”.

Bà Phùng Thị Lan - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lương Sơn

 

 

Mỗi mảnh đất trồng rau ở đây do một hộ gia đình chăm sóc. Họ là thành viên của nhóm liên kết trồng rau hữu cơ, mỗi nhóm gồm 5 – 6 hộ gia đình trở lên. Theo hình thức luân canh và xen canh, mỗi nhóm trồng trên 40 loại rau và mùa nào trồng loại rau đấy. Những luống cây được trồng tự nhiên, không sử dụng bất cứ loại thuốc trừ sâu nào nên có cây vàng vọt, có cây còi cọc. Ngoài ra trên lối đi trồng các loại hoa như cúc vạn thọ, hoa bóng nước… để thu hút các loại bướm, sâu đẻ trứng trên cây, hạn chế côn trùng phá hoại rau.

Các hộ tham gia vào nhóm liên kết trồng rau hữu cơ được tập huấn 3 tháng về phương pháp trồng và chăm sóc rau. Sau khóa học, bà con được cấp chứng chỉ và chỉ những người có chứng chỉ mới được tham gia vào mô hình. “Trồng rau hữu cơ khác hơn nhiều so với cách trồng của chúng tôi ngày trước. Khi bắt đầu, ai cũng cam kết không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học. Phải sử dụng phân chuồng ủ mục, nhổ cỏ bằng tay, dùng các loại thuốc sinh hoạt từ thảo mộc chiết xuất để phòng trừ sâu bệnh. Vất vả và mất công hơn nhiều so với lúc trước nhưng mình làm thấy yên tâm và hài lòng lắm” – bà Xiển chia sẻ.

Để bảo vệ rau trước sự tấn công của côn trùng, bà con dùng thảo dược tự chế bao gồm tỏi, ớt, gừng, rượu ngâm từ 5-7 ngày rồi mang ra phun trên rau. Nước tưới rau thì chỉ sử dụng từ 2 nguồn là nước dẫn từ trên suối xuống hoặc nước giếng khoan. Tất cả các yếu tố đầu vào của quá trình trồng rau đều được kiểm tra, giám sát và các nhóm thanh tra chéo nhau để đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi đưa ra thị trường.

Tự “làm giá” cho rau sạch

Theo chị Hoàng Thị Bích Thuỳ, trưởng nhóm liên kết sản xuất rau hữu cơ ở xóm Gừa, trung bình mỗi hộ tham gia góp đất và làm thành viên của nhóm liên kết có thu nhập từ 2 – 3 triệu/tháng. Điều quan trọng nhất là với những sản phẩm họ trồng ra đều được thu mua. Họ được tự đưa ra giá dựa trên những chi phí sản xuất và điều kiện thực tế. Các đơn vị thu mua sẽ thoả thuận với nông dân để có giá tốt nhất. Người nông dân cũng đủ thoả mãn với công sức lao động mình bỏ ra và tiếp tục đảm bảo quy trình sản xuất sạch.

Mô hình trồng rau hữu cơ tham gia hệ thống giám sát PGS bắt đầu trồng trên địa bàn huyện Lương Sơn từ năm 2008. Đây là mô hình được sự hỗ trợ của dự án ADDA (Đan Mạch) và Trường Cao đẳng NNPTNT Bắc Bộ, Hội Nông dân huyện Lương Sơn triển khai thực hiện với sự kết hợp 4 nhà gồm: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp.

Những năm đầu, dự án triển khai tại 7 đơn vị, gồm thị trấn Lương Sơn, xã Hoà Sơn, Nhuận Trạch, Hợp Hoà, Thành Lập, Cự Yên, Tân Vinh. Hiện có 8 nhóm sản xuất và 1 HTX với 82 thành viên. Điều đặc biệt, sau khi dự án kết thúc, hết nguồn tài chính hỗ trợ, mô hình vẫn được duy trì và phát triển. Đến tháng 6.2016, trên địa bàn huyện đã mở rộng sản xuất ra 16 nhóm sản xuất rau hữu cơ với 114 thành viên (mỗi nhóm có tối thiểu 5 thành viên). Các thành viên đều tham gia một cách tự nguyện và mỗi nhóm có 1 quy chế hoạt động riêng (do các thành viên thỏa thuận và xây dựng lên).

Thị trường tiêu thụ rau hữu cơ Lương Sơn chủ yếu là Hà Nội. Hiện nay có nhiều công ty ký hợp đồng với hợp tác xã rau hữu cơ Lương Sơn bao gồm: Tâm Đạt, chuỗi cửa hàng Bác Tôm...

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản xuất

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 128


Hôm nayHôm nay : 36159

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 188413

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73235384