01:51 EDT Thứ sáu, 17/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng thấp: Khẩn cấ­p nâng chất lượng hàng hóa

Thứ ba - 30/06/2015 06:24
“Tăng trưởng của khu vực nông nghiệp 6 tháng đầu năm nay tiếp tục thụt lùi cho thấy một thực tế rằng, vị thế của khu vực này đang yếu đi và nội tại của ngành là rất khó khăn...” - ông Lưu Đức Khải - Trưởng ban Chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) nói như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên NTNN.

Thưa ông, tổng sản phẩm trong nước - GDP 6 tháng đầu năm nay đã tăng cao nhất (tăng 6,28%) so với cùng kỳ từ năm 2010, nhưng khu vực nông nghiệp chỉ tăng 2,36%, đóng góp có 0,42 điểm phần trăm. Ông nhìn nhận điều này như thế nào?

Nong nghiep tiep tuc tang truong thap: Khan caap nang chat luong hang hoa
 
- Tăng trưởng nông nghiệp 6 tháng đầu năm nay tụt giảm với tốc độ tăng thấp, đóng góp ít vào tăng trưởng GDP cho thấy một thực tế là khu vực này đang bị lạc hậu, thụt lùi. Về lượng, nông nghiệp có thể vẫn duy trì khá tốt tốc độ tăng trưởng nhưng giá trị của ngành này đang kém đi rõ rệt. Từ lâu chúng ta chú trọng tăng về lượng trong nông nghiệp nhưng chưa chú trọng về chất, nên khi bối cảnh của nền kinh tế, thị trường thay đổi, lĩnh vực nông nghiệp đã trở tay không kịp, ngày càng có xu hướng đi xuống.
 

Tất nhiên, một đất nước với chủ trương đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tất yếu tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp vào GDP phải giảm đi. Nhưng rõ ràng, đến thời điểm này, các lĩnh vực như công nghiệp, chế biến, chế tạo… tạo giá trị gia tăng cao của Việt Nam chưa phải đã có gì phát triển vượt bậc mà nông nghiệp lại tụt và tốc độ tăng thấp thì cơ cấu tăng trưởng của nền kinh tế đang rất đáng lo ngại. Còn riêng với nông nghiệp thì vị thế của khu vực này bị yếu, nội tại khó khăn là điều dễ nhận thấy.

Cụ thể, “vị thế yếu và nội tại khó khăn” ở đây là như thế nào?

- Đó chính là những hạn chế, yếu kém của một nền nông nghiệp chỉ đang dựa trên kinh tế hộ manh mún, thiếu liên kết, năng suất và chất lượng thấp. Nó ngày càng bộc lộ rõ, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, nông nghiệp khó chống đỡ. Sự hình thành và phát triển của phương thức tổ chức sản xuất, quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp còn chậm; chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều mặt hàng nông sản thấp đi trông thấy...

Xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông sản tụt giảm cũng bị cho “khoảng tối” của kinh tế 6 tháng đầu năm nay. Theo ông, đây có phải là nguyên nhân khiến nông nghiệp yếu và khó khăn?

- Xuất khẩu nông sản sụt giảm cả về giá và lượng thời gian qua tác động xấu tới sản xuất và tăng trưởng nông nghiệp, làm cho nông dân bị giảm thu nhập mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Nếu nhìn sâu hơn chúng ta sẽ thấy, cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu hay nói cách khác, cơ cấu sản xuất nông nghiệp của ta đang quá chậm đổi mới khiến cho tăng trưởng của ngành này bị ảnh hưởng. Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu bao năm nay không khá lên được nên không bán được vào các thị trường có giá bán cao. Quy hoạch tổ chức sản xuất nông nghiệp không hiệu quả nên khi thị trường biến động, sản xuất nông nghiệp ôm lấy khó khăn ngay.

Tôi chỉ ví dụ ngành lúa gạo, vốn đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp hàng năm lớn, đã liên tục gặp khó vài năm lại đây. Nguyên nhân là bởi khi các thị trường khác sản xuất lúa gạo phẩm cấp thấp giống ta nổi lên như Campuchia, Lào, Myanmar, Ấn Độ thì gạo của ta không thể cạnh tranh nổi.

Nhìn vào xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm nay cũng thấy rõ, các mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, thủy sản… đều sụt giảm rất mạnh thì làm sao nông nghiệp có thể tăng trưởng mạnh.

Vậy hệ quả của việc nông nghiệp cứ sụt giảm như vậy đối với nền kinh tế là gì, thưa ông?

- Chúng ta vẫn nói “tam nông” là mặt trận an toàn cho đa số người dân, chỗ dựa quan trọng của nền kinh tế… Song cá nhân tôi nhận thấy, thực tế là nông nghiệp, nông thôn hiện vẫn đang không biết bấu víu vào đâu, làm gì cũng thấy khó, không biết cái gì nên làm trước, cái gì nên làm sau để mà tháo gỡ khó khăn cho khu vực này.

Tăng trưởng nông nghiệp sụt giảm thì hệ quả chắc chắn là nền nông nghiệp ấy bấp bênh, đời sống người nông dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời vẫn không thể khấm khá. Chúng ta đã nói nhiều đến “tầm nhìn, chiến lược” cho khu vực này nhưng cảm nhận của tôi là dường như mọi thứ vẫn còn nằm trên giấy và rất lúng túng. Chúng ta đã nghe quá nhiều “sự quan tâm” song chính sách nào, chủ trương nào để vực dậy nông nghiệp, nông thôn thì lại không cụ thể. Phải có giải pháp mang tính đột phá, giải quyết được tận gốc rễ thì tăng trưởng của khu vực này mới có thể được cải thiện...

Cụ thể là những giải pháp nào?

-Tôi cho rằng, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải thay đổi cho được nội tại của nền nông nghiệp. Tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp phải đạt cho được mục tiêu không chỉ về giá mà cả về chất lượng để có thể tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Đã đến lúc nông nghiệp phải đi vào những sản phẩm có giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất. Thực tế điều này cũng có chuyển động nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, yêu cầu 10 chúng ta mới chỉ đạt 3-4 thôi.

Nói vậy song điều này không dễ làm trong ngày một ngày hai và một mình nông nghiệp khó có thể tự làm là được. Do vậy, các ngành như thương mại, khoa học công nghệ, ngân hàng… cũng phải xắn tay vào cùng làm. Tôi cho rằng, đã đến lúc các chính sách cho nông nghiệp nông thôn tới đây phải ràng buộc được với nhau, hỗ trợ cho nhau thì chúng ta mới hy vọng đẩy mạnh phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, còn với chính sách trói buộc, riêng rẽ và cắt khúc như hiện nay thì sẽ chỉ như vòng luẩn quẩn.

Xin cảm ơn ông!

 

Xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm 2,8%

Thông tin từ Bộ NNPTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 6 đạt 2,6 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành 6 tháng đầu năm 2015 lên 14,42 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 6,93 tỷ USD, giảm 5,7%. Theo tính toán của Bộ NNPTNT, giá trị xuất khẩu toàn ngành 6 tháng đầu năm 2015 đã bị giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2014. 

A.T
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 358

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 356


Hôm nayHôm nay : 26389

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 875837

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61197794