01:03 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông sản Việt chinh phục nước Nhật

Thứ ba - 20/12/2016 09:09
LTS: Những năm gần đây, cánh cửa xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam qua thị trường Nhật Bản ngày càng mở rộng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, nông dân đẩy mạnh sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh. Mặc dù có nhiều thuận lợi, song các doanh nghiệp Việt vẫn lúng túng khi thâm nhập thị trường xứ mặt trời mọc...

Giấc mơ chinh phục thị trường Nhật Bản của nông sản Việt được ấp ủ từ nhiều năm qua. Theo đó, để tận dụng và phát huy tiềm năng tại thị trường này, nhiều doanh nghiệp, địa phương đã bắt tay với các doanh nghiệp xứ sở mặt trời mọc để xây dựng các vùng nông sản xuất khẩu.

“Lên đời” nông sản sang Nhật

 nong san viet chinh phuc nuoc nhat hinh anh 1

Vùng trồng xoài xuất khẩu ở Cù Lao Giêng (Chợ Mới, An Giang) được áp dụng quy trình khép kín với mục tiêu chinh phục thị trường Nhật Bản. Ảnh: T.H

Thí điểm trồng cây bạc hà Nhật Bản tại Bình Thuận

Trong khuôn khổ Dự án Hợp tác kỹ thuật “Phát triển nông nghiệp vùng tưới Phan Rí – Phan Thiết”, Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa triển khai trồng thí điểm cây bạc hà Nhật Bản. Dự án được thực hiện tại xã An Bình (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) với diện tích 32ha. Theo JICA, tinh dầu bạc hà Nhật Bản sau khi thu hoạch sẽ được thu mua và tinh chế tinh dầu bởi các công ty Nhật Bản.

 

Sau nhiều năm kết nối, gặp gỡ, thảo luận…, đầu tháng 9 vừa qua, lô chuối tươi đầu tiên của Việt Nam đã được phân phối tại hệ thống siêu thị Aeon – hệ thống siêu thị bán lẻ hàng đầu Nhật Bản. Trước đó, sản phẩm chuối tươi của Công ty TNHH Huy Long An (xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) cũng đã xuất hiện trên kệ hàng của siêu thị Don Kihote. Có 10 siêu thị Don Kihote tại Tokyo và nhiều địa phương lân cận như Saitama, Chiba… triển khai bán chuối tươi Việt Nam.

Ông Nguyễn Trung Dũng – Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, việc các hệ thống siêu thị lớn của Nhật đồng ý phân phối chuối tươi Việt Nam giúp sản phẩm này có thêm “visa” để vào các thị trường khó tính khác.

Ban đầu, khối lượng chuối tươi phân phối tại Nhật chưa nhiều. Chuối tươi sau khi được làm sạch, khử khuẩn rồi đóng thùng (mỗi thùng khoảng 13,5kg). Giá chuối xuất khẩu vào Nhật Bản tương đối cao, khoảng 11USD/thùng, tương đương 0,8USD/kg. 

Ông Võ Quang Thuận – đại diện Công ty TNHH Huy Long An thông tin thêm, tính tới thời điểm hiện tại, chuối tươi Việt Nam đã được phân phối tại 6 hệ thống siêu thị và cửa hàng bán lẻ tại Nhật Bản. Hiện tại, mỗi tuần doanh nghiệp này cung ứng từ 2 – 3 container chuối tươi sang Nhật Bản bằng đường biển. Đối tác phía Nhật và Công ty Huy Long An cũng đang chuẩn bị để tăng lượng chuối xuất khẩu sang Nhật. Hiện tại, vườn chuối của doanh nghiệp này được đầu tư hơn 50 tỉ đồng, với diện tích rộng hơn 110ha tại tỉnh Long An và Tây Ninh.

“Sang đầu năm 2017, lượng chuối Việt Nam xuất hiện tại thị trường Nhật Bản sẽ tăng nhiều hơn nhưng giá bán thì hiện cũng đã ở mức cao đỉnh điểm rồi” - ông Thuận chia sẻ. Cũng theo ông Thuận, khu vực các tỉnh ĐBSCL cũng có nhiều điều kiện để phát triển vườn chuối xuất khẩu, doanh nghiệp này đang nghiên cứu để mở rộng thêm vùng nguyên liệu.

Không chỉ chuối, mặt hàng khoai lang, dừa và nhiều trái cây Việt Nam khác cũng rất được khách hàng Nhật Bản ưa chuộng. Tại Đồng Tháp, thay vì trồng lúa, khoai lang giống Nhật những mùa vụ gần đây trở thành cây trồng đem lại lợi nhuận cao cho nhiều nông dân.

Ông Sakurai Yoshimitsu – Trưởng bộ phận kinh doanh quốc tế, Công ty Salad Bowl (Nhật Bản), cho rằng điều thuận lợi cho nông dân Việt Nam là khí hậu nhiệt đới, thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Mỗi năm, Việt Nam có thể thu được 2 – 2,5 vụ khoai lang, là điều mà người Nhật Bản luôn khao khát. Ngoài ra, khoai lang ở Việt Nam có thể tăng gấp đôi sản lượng, chất lượng cũng tăng thêm nếu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, phương pháp canh tác của Nhật Bản.

Doanh nghiệp Nhật “săn” nông sản Việt

Đã có nhiều đoàn doanh nghiệp Nhật Bản cũng như đại diện Chính phủ nước này đến làm việc với các địa phương như TP.HCM, Lâm Đồng, Đồng Tháp..., đặt vấn đề xây dựng các vùng nông sản xuất khẩu sang Nhật.

Mới đây, Sở NNPTNT TP.HCM tiếp đón đại diện Tập đoàn Meika Shoji (Nhật Bản) và đại diện Bộ Nông nghiệp Nhật Bản sang tìm kiếm nguồn nông sản xuất khẩu sang thị trường này. Theo đó, Meika Shoji muốn nhập khẩu chuối già, vỏ còn xanh để đảm bảo độ chín khi về tới Nhật Bản. Đồng thời, chuối xuất khẩu sang Nhật phải được xử lý vi sinh vật theo quy định.

Đại diện Meika Shoji cũng cho biết, doanh nghiệp này đã cử đoàn khảo sát sang tìm hiểu và thấy chất lượng chuối Việt Nam rất tốt, thơm ngon... Tuy nhiên, lượng chuối Việt Nam xuất khẩu sang Nhật hiện tại còn rất khiêm tốn, giá cả cũng chưa cao do hình thức sản phẩm chưa đẹp.

Tại Nhật Bản, hiện một trái chuối nhập từ Đài Loan có giá hơn 1USD. Trong khi đó, Ấn Độ dù là nước trồng chuối lớn nhất thế giới nhưng lại không nằm trong danh sách được phép nhập khẩu sang Nhật Bản, do chưa đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.

Trong khi đó, tại Lâm Đồng, sau thời gian dài nghiên cứu, tìm hiểu, giữa năm 2015, tỉnh này và phía Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận hợp tác xây dựng khu công nông nghiệp rộng 300ha để kêu gọi đầu tư từ Nhật.

Tại hội thảo kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam – Định hướng tương lai gần tổ chức mới đây tại TP.HCM, ông Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, để thu hút đầu tư từ Nhật Bản cũng như hướng dẫn doanh nghiệp Việt tìm kiếm thông tin liên quan đến thị trường Nhật Bản, tỉnh này đã thành lập JapanDesk – Bàn giải đáp thông tin về Nhật Bản.

Ngoài ra, Nhật Bản đang xúc tiến hỗ trợ nguồn vốn ODA cho Lâm Đồng để đầu tư các công trình hạ tầng trong nông nghiệp, như giao thông đồng ruộng và thủy lợi trị giá 1,2 triệu USD. Đồng thời, đầu tư trung tâm sau thu hoạch với giá trị hàng chục tỷ đồng; xây dựng chợ đầu mối cho hoa - điều mà 70 năm nay Đà Lạt ấp ủ, hàng trăm lần đề xuất, kiến nghị… nhưng chưa làm được.

Ông Phạm S nhận định, Nhật Bản là thị trường khó tính bậc nhất thế giới, do đó, Lâm Đồng tập trung phát triển các vùng sản xuất rau, hoa được chấp nhận ở Nhật thì cũng xem như nông sản của địa phương này có giấy thông hành đến nhiều nước khác. 


Theo danvietvn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 172

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 170


Hôm nayHôm nay : 28538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 292101

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73339072