Cụ thể là hộ ông Phạm Văn Thủy ấp 12, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang đang kết hợp nuôi cá ruộng trên một diện tích 10,4 ha. Với cách nuôi này, ông Thủy chỉ cần bỏ vốn mua con giống như cá thát lát cườm, sặc rằn và cá chép còn chi phí thức ăn, công chăm sóc không nhiều mà hiệu quả vẫn cao, lại diệt được mầm bệnh cho vụ lúa Đông Xuân.
Mô hình nuôi cá ruộng mùa nước nổi của ông Phạm Văn Thủy, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Theo mô hình nói trên, thức ăn của cá chính là rơm rạ sẵn có trong ruộng. Chỉ 3 - 4 tháng, cá đã cho thu hoạch với năng suất trung bình 900 kg - 1,2 tấn/ha. Trừ các khoản chi phí, người nuôi cũng thu lãi từ 8 đến 10 triệu đồng/ha/vụ. Nuôi cá ruộng sau thu hoạch xong, cá để lại một lớp phân hữu cơ giàu dinh dưỡng giúp cho vụ lúa kế tiếp giảm được chi phí về tiền phân bón và hạn chế sâu bệnh, đem lại năng suất cao cho nông dân.
Ông Phạm Văn Thủy cho biết: “Với cách nuôi truyền thống, tôi chỉ cần bao quanh chu vi ruộng lại, môi trường sống của cá rộng lớn, tận dụng nguồn thức ăn dồi dào mùa nước nổi cá sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh, lợi nhuận cao”.
Ông Thủy cho biết thêm: “Tuy mô hình đơn giản dễ thực hiện, nhưng người nuôi phải chăm chỉ thường xuyên kiểm tra cống, bọng, lưới bao xung quanh ruộng để hạn chế sinh vật ăn cá vào ruộng, đồng thời đảm bảo cho cá không thất thoát ra ngoài trong suốt quá trình nuôi. Giá trị lớn mang lại từ mô hình nuôi cá ruộng là góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn cá tự nhiên được bảo vệ, lợi nhuận cao hơn so với thâm canh 03 vụ lúa và nuôi theo truyền thống”.
Trong thời gian tới Tổ kỹ thuật nông nghiệp xã sẽ tiếp tục vận động bà con mở rộng diện tích nuôi tại các cánh đồng trên địa bàn xã. Có thể nói đây là mô hình nuôi cá trên ruộng lúa đang mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao cho người bà con nông dân trong mùa nước nổi.
Theo Nguyễn Thị Mộng Nghi/danviet.vn
http://danviet.vn/nha-nong/nuoi-ca-ruong-mua-nuoc-noi-sau-3-4-thang-bat-hang-tan-1023410.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn