09:48 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi "chim khổng lồ" quan trọng nhất là khâu nào?

Thứ tư - 03/08/2016 21:55
Chim đà điểu là loài dễ nuôi, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất, người nuôi cần thiết kế chuồng và chế độ cho ăn hợp lý.

Nhiều người nuôi chim đà điểu hiện nay chỉ chăn nuôi theo phương pháp tự tìm tòi qua sách báo, hoặc kinh nghiệm tự đúc kết qua nhiều năm. Đối với những người mới nuôi lần đầu tiên thì hầu hết chưa biết nhiều về kỹ thuật, nên dễ bị thất bại, hoặc tốn kém khá nhiều chi phí đầu tư.

 nuoi 'chim khong lo' quan trong nhat la khau nao? hinh anh 1

 nuoi 'chim khong lo' quan trong nhat la khau nao? hinh anh 2

Chim đà điểu nhỏ cần cho ăn nhiều lần

Để tìm hiểu vấn đề này, PV Báo Dân Việt đã “đột nhập” một trang trại nuôi loài chim khổng lồ tại Trung tâm giống đà điểu Ninh Hòa (Khánh Hòa). Đây là một trang trại quy mô nhất của tỉnh đang nuôi thành công loài chim này. Anh Ngô Văn Tưởng – Trưởng phòng kỹ thuật Trung tâm giống đà điểu Ninh Hòa cho biết, chim đà điểu là loài dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng để chim phát triển tốt, người nuôi cần chú ý một trong những khâu quan trọng nhất đó là cho ăn và kỹ thuật làm chuồng.

 nuoi 'chim khong lo' quan trong nhat la khau nao? hinh anh 3

Đà điểu lớn cần nâng lưới cho phù hợp

 nuoi 'chim khong lo' quan trong nhat la khau nao? hinh anh 4

Xung quanh chuồng phải làm lưới B40

Theo anh Tưởng, nên kết hợp 2 loại thức ăn đó là thức ăn tinh (hỗn hợp) và các loại rau (thức ăn tươi) là tốt nhất. Đà điểu dưới 4 tháng tuổi thức ăn tươi được cắt nhỏ khoảng 1cm, 4 tháng trở lên cắt từ 2- 3cm. Đối với đà điểu dưới 70kg phân ra cho ăn nhiều lần khoảng 2- 3 lần/ngày, đà điểu trên 70kg cho ăn 1 lần/ngày. Riêng đối với thức ăn tinh nên phân chia trọng lượng cho ăn theo tháng tuổi; đà điểu 1 - 2 tháng tuổi cho ăn 200g/ngày, 3 tháng tuổi 600g/ngày, 4 tháng tuổi từ 900 – 1.000g/ngày, 5 tháng là 1.100g/ngày, 6 tháng cho ăn 1.200g/ngày, từ 7 tháng trở đi cho ăn từ 1.300 – 1.400g/ngày. Thời điểm cho ăn tốt nhất là sáng 7h 30 – 8 giờ, chiều từ 15 – 18h, giai đoạn này đà điểu ăn mạnh nhất.

 nuoi 'chim khong lo' quan trong nhat la khau nao? hinh anh 5

Khu nuôi đà điểu hơn 1 tháng tuổi

Anh Tưởng cho biết thêm, khâu làm chuồng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Chuồng phải làm ở nơi cao ráo, nền chuồng thiết kế có độ nghiêng từ 10 – 15 độ khi gặp trời mưa dễ thoát nước, chiều dài chuồng từ 60 – 70m, ngang từ 5- 7m, xung quanh được bao bọc bởi lưới B40, chiều cao lưới thiết kế 1,5m. Khi đà điểu ở giai đoạn nhỏ nên đưa lưới sát mặt đất, đến giai đoạn trên 4 tháng tuổi trở đi nâng lưới lên cho phù hợp. Với cách làm này đã giúp trang trại đà điểu vừa tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 274

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 271


Hôm nayHôm nay : 74369

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1132670

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71359985