21:28 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi đàn lợn rừng toàn con to xác, lãi 250-300 triệu đồng/năm

Thứ năm - 18/10/2018 09:17
Qua sự giới thiệu của người dân, chúng tôi tìm đến trang trại nuôi lợn rừng của gia đình ông Nguyễn Văn Đắc tại thôn Chung, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng (Bắc Giang). Ông Đắc với mô hình nuôi lợn rừng thuần chủng, mỗi năm cho thu lãi 250-300 triệu đồng...

Trò chuyện với chúng tôi, ông Đắc vui vẻ kể, khoảng 15 năm về trước bố ông và các anh em vào Đắk lăk khai hoang vườn đồi bắt được 3 con lợn rừng thuần chủng về nuôi.

Lúc đầu gia đình gặp khó khăn vì kinh nghiệm không có, cho lợn ăn nhiều tinh bột nên lượng mỡ tăng, sản phẩm thịt không được thị trường tiêu dùng ủng hộ, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Sau này có kinh nghiệm, áp dụng phương thức nuôi “gối sống” lợn nái sinh sản được bao nhiêu gia đình để nuôi thành lợn thịt bấy nhiêu, trong đó lựa chọn nái đẹp để gây giống. Hiện tổng đàn lợn rừng nhà ông Đắc duy trì 12 con lợn nái và khoảng 80 con lợn thịt.

Theo tính toán, mỗi năm 1 nái lợn rừng đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 16-17 con, do đó bình quân mỗi năm gia đình ông Đắc xuất bán khoảng 200 con lợn rừng giống và lợn rừng thịt. Đối với lợn rừng giống 6 tháng xuất bán trọng lượng đạt 20 kg/con, giá 160.000 đồng/kg; lợn rừng thịt thương phẩm nuôi 10-12 tháng xuất bán trọng lượng đạt khoảng 40 kg/con, giá bán 140.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi khoảng 250-300 triệu đồng/năm.

Ông Đắc nói về kinh nghiệm nuôi lợn rừng: “Nuôi lợn rừng rất đơn giản, chi phí thấp vì thức ăn phần lớn là những phụ phẩm nông nghiệp như cỏ, cây chuối, rau muống, vỏ dứa, vỏ mít, dưa hấu, cám mạch... không sử dụng cám chăn nuôi công nghiệp và hạn chế thức ăn nhiều tinh bột”.

Do cho ăn toàn thức ăn tự nhiên nên chất lượng thịt lợn rừng của gia đình ông Đắc luôn đảm bảo tiêu chí thơm ngon, an toàn  và  luôn giữ được giá ổn định, không bấp bênh như giá thịt lợn công nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Đắc, nuôi lợn rừng cần có không gian vườn đồi rộng chăn thả tự do để lợn vui chơi, đặc biệt phải chú ý tiêm phòng đầy đủ theo định kỳ các loại vắc xin như tụ huyết trùng, tai xanh… 3 tháng tẩy giun sán 1 lần, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột 2 tháng 1 lần

Hệ thống chuồng trại nuôi lợn rừng phải luôn sạch sẽ, thông thoáng. Để bảo vệ môi trường xung quanh, gia đình ông Đắc cũng xây dựng hầm khí biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi hợp vệ sinh. Mô hình chăn nuôi lợn rừng của gia đình ông Đắc là một điển hình được nhiều người biết đến, trở thành điểm tham quan học tập cho nhiều hộ dân trong và ngoài tỉnh.
Theo Trần Vĩnh (TTKN Bắc Giang)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 157

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1211713

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72894422