Ba ba thở bằng phổi nên thường nổi lên mặt nước để hít thở, trong khi cá thở bằng mang nên nuôi ba ba cùng cá sẽ làm tăng việc trao đổi hàm lượng ôxy và vật chất giữa tầng mặt và tầng đáy của ao. Ba ba thường sống ở đáy ao, làm chất mùn bã hữu cơ bị phân giải, góp phần làm tăng lượng ôxy trong ao.
Hơn nữa, nuôi ba ba với cá, lượng chất amôniăc thải ra nhiều được động, thực vật phù du hấp thụ, góp phần giảm mức độ ô nhiễm. Ba ba không làm tổn thương cá giống và cá thịt, chúng còn ăn những con cá chết, giúp giảm lây lan dịch bệnh cho cá.
Ao nuôi ghép không cần bón phân vì những chất thải của ba ba sẽ cung cấp thức ăn cho cá. Ảnh minh họa
Trên thực tế, cá trong ao nuôi ghép với ba ba luôn đạt tỷ lệ sống cao hơn các ao khác. Ao nuôi ghép cũng không cần bón phân vì chất thải của ba ba sẽ cung cấp thức ăn cho cá. Những mảnh vụn và cặn bã hữu cơ có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng của cá và ba ba nên trong ao nuôi ghép có thể thả một lượng cây cỏ, thực vật thuỷ sinh lớn như rau, bèo...
Sau khi cá ăn, ba ba có thể ăn lại thức ăn thừa này. Với ao nuôi chung, diện tích không cần lớn và nên có bùn ở đáy ao để dễ bắt ba ba. Tỉ lệ thả: Chọn ba ba giống cỡ 150 - 250g/con, dựa vào độ lớn của ba ba để tính mật độ thả, thường là 1 - 2 con/m2, theo thông tin từ báo Kinh tế Nông thôn.
Về quản lí: Nhìn chung tham khảo cách quản lí nuôi ba ba ở ao đất, nhưng có điểm riêng sau: thời gian cho ăn lệch đi, tốt nhất là sau khi cho cá ăn khoảng nửa giờ mới cho ba ba ăn, như vậy không ảnh hưởng lẫn nhau. Mật độ nuôi ghép dầy gặp thời tiết thay đổi trời oi bức, nước ao đục, hàm lượng oxy giảm, ba ba không chịu được, cá bị chết, nên phải kịp thời bổ sung nước mới vào ao.
Mùa hè cần cho máy sục khí hoạt động, nếu không lúc cá thiếu oxy sẽ hơi lờ đờ, chậm chạp làm ba ba ăn cá. Ba ba có sức chịu đựng hơn cá, cho nên khi bón vôi hay dùng thuốc bột tẩy để khử trùng nước phải tính đến sức chịu đựng của cá, thường bón với 30g/m3 bột tẩy 1,5g/m3.
Trong ao nuôi ghép ba ba với cá, các loại tảo phát triển nhiều mà không bị tàn lụi, chủ yếu là trong ao có hàm lượng đạm cao. Trong chuỗi thức ăn nuôi ghép cá và ba ba, ở đá yao còn có những mảnh vụn và chất vẩn cặn bã hữu cơ, đều có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh trưởng của cá và ba ba, cho nên trong ao nuôi ghép có thể thả một lượng cây cỏ, thực vật thuỷ sinh lớn như rau, bèo vào ao, vì sau khi cá trắm cỏ ăn, số còn thừa lại là thức ăn cho ba ba. không ảnh hưởng lẫn nhau.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn