18:48 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi lươn không bùn: Chỉ 60 mét vuông đã thu lãi 300 triệu đồng/vụ

Chủ nhật - 13/11/2016 07:49
Với 60 mét vuông bể nuôi lươn không bùn, gia đình ông Nguyễn Văn Đường ở xã Vĩnh Bình, Châu Thành, An Giang đã thu lãi đến 300 triệu đồng chỉ trong 10 tháng. Nếu tính cả lợi nhuận từ sản xuất lươn giống theo phương pháp mới, mỗi năm ông lãi hơn 700 triệu đồng.

 

Sự đổi đời này diễn ra từ khi ông được thụ hưởng chuỗi dự án sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo, nuôi lươn không bùn do Trung tâm Giống thủy sản An Giang thực hiện, với sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) An Giang.
 
Phao cứu sinh của nghề nuôi lươn
 
Nghề nuôi lươn tuy phát triển ở An Giang đã khá lâu nhưng tình trạng “lươn thả vào bể nuôi là chết” vẫn là mối đe doạ thường trực. Mong ước lớn nhất của các hộ nuôi là có lươn giống sạch bệnh thay cho giống lấy từ thiên nhiên.
 
Ông Đường cho biết, trước đây, ông lấy lươn bố mẹ trong tự nhiên, cho sinh sản và nuôi trong bùn, cứ 10 con thì 7 con chết bệnh, thậm chí nhiều năm chết gần hết, gây lỗ nặng. Cách đây 3 năm, ông và nhiều hộ khác được tham gia dự án “Tập huấn và sản xuất thử nghiệm mô hình sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo” do Trung tâm Giống thủy sản An Giang triển khai.
 
“Tôi như vớ được vàng khi được dự án chọn hỗ trợ để sản xuất con giống. Ban đầu, dự án hỗ trợ hoàn toàn từ kinh phí xây bể sản xuất lươn giống đến hướng dẫn quy trình kỹ thuật. Bể lươn giống của tôi đã sinh sản thành công và thu được lợi nhuận” - ông Đường tâm sự.
 
Ông Nguyễn Văn Đường với mô hình nuôi lươn không bùn. Ảnh: KA
 
Kỹ sư Ngô Thị Hạnh - Trung tâm Giống thủy sản An Giang - cho biết, sản xuất lươn giống bằng phương pháp bán nhân tạo là công nghệ mới nên cán bộ kỹ thuật phải hướng dẫn tỷ mỷ cho các hộ dân để đạt chỉ tiêu kỹ thuật, tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ sống.
 
Dự án thành công với số lươn giống thu được là 69.000 con, vượt mục tiêu gần 109%. Các thông số kỹ thuật đạt hoặc vượt mục tiêu như tỷ lệ nở đạt 50-90%, tỷ lệ sống từ bột lên hương là 60-80% và tỷ lệ sống từ hương lên giống là 60-75%. Từ chỗ chỉ có 8 hộ tham gia dự án, đến nay đã có trên 30 hộ dân triển khai mô hình.
 
Không dừng lại ở việc sản xuất giống lươn, trung tâm tiếp tục triển khai mô hình “Nuôi thương phẩm lươn đồng không bùn trong bể lót bạt với mật độ cao”. Bà Hạnh cũng cho biết, sau khi nuôi thử nghiệm thành công, trung tâm hướng dẫn cho các hộ nuôi, ban đầu là những hộ đã làm giống thành công. Giống cho ao nuôi không bùn lấy từ chính nguồn giống nhân tạo.
 
“Lươn nuôi không bùn có tỷ lệ sống cao, mật độ thả giống có thể lên đến 250 con/m2 nên năng suất đạt 30kg/m2, trong khi hai chỉ số này ở phương pháp nuôi có bùn chỉ đạt tối đa 80 con/m2 và 8-10kg/m2. Nuôi không bùn dễ quản lý dịch bệnh, lươn không sinh sản nên mau lớn” - bà Hạnh nói.
 
Năng suất cao nhờ thả dày, sạch bệnh
 
Mỗi năm, ông Đường sản xuất được 200.000 con lươn giống, thu lợi nhuận trên 400 triệu đồng. Ông cũng triển khai nuôi lươn thương phẩm không bùn sử dụng lươn giống nhân tạo với tỷ lệ lươn sống và tăng trưởng đạt gần 100%.
 
Ông Đường cho biết, nuôi không bùn không khó, lại dễ phát hiện con lươn nào bị bệnh để xử lý cho cả bể nuôi. Với hơn diện tích 60m2, ông chỉ cần đầu tư ban đầu khoảng 30 triệu đồng làm mái che, giá thể nuôi, đường ống nước, xây bể...; mỗi ngày bỏ ra 2 giờ chăm sóc. Sau 10 tháng, ông thu hoạch 2,5 tấn lươn, lãi khoảng 300 triệu đồng. Cũng với diện tích này, nếu nuôi theo phương pháp có bùn, số lãi thu được tối đa khi không có dịch bệnh là 120 triệu đồng/năm.
 
Ông chia sẻ thêm, điều quan trọng nhất trong mô hình nuôi lươn không bùn là phải có nguồn giống sạch bệnh và dùng nước ngọt hoàn toàn, thay nước bể nuôi 2 lần/ngày, cho ăn theo đúng quy trình để đảm bảo ao nuôi sạch sẽ. Hiện lượng lươn nuôi ở An Giang chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nên ông Đường dự tính mở rộng thêm diện tích nuôi thương phẩm và sản xuất giống.
 
Bà Hạnh cho biết thêm, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đang chuẩn bị triển khai đề tài “Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lươn đồng tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP” từ nguồn kinh phí của Sở KH&CN để nhân rộng mô hình này, giúp nông dân có đủ nguồn lươn sạch cung cấp ra thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

 
Theo Kiều Anh/khoahocphattrien.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 355

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 354


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1082393

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71309708