20:44 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi lươn không cần bùn

Thứ hai - 05/05/2014 21:35
Anh Sơn đã áp dụng thành công nuôi lươn không bùn, vừa tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian nuôi, lại có lãi cao gấp 5 - 6 lần nuôi truyền thống.
Anh Sơn kiểm tra lươn giống

Anh Sơn kiểm tra lươn giống

Nuôi lươn theo cách truyền thống vốn dĩ phải có bùn. Thế nhưng một cựu sinh viên ĐH Nông Lâm TP.HCM lại thành công với phương pháp nuôi lươn không bùn, vừa tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian nuôi, lại đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5 - 6 lần nuôi truyền thống.

Vì thế, hầu như ngày nào trang trại của anh cũng có nhiều người lui tới, không mua giống thì cũng học hỏi. Đó là anh Đoàn Kim Sơn, chủ trang trại tại 64/6D, ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, Hóc Môn, TP.HCM.

Tìm hiểu, trò chuyện về anh Sơn, chúng tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Bởi, dù mới sinh năm 1983, ngoài việc áp dụng thành công cách nuôi lươn không bùn, anh Sơn còn nổi tiếng về thuần dưỡng, nhân giống rắn ri voi, kỳ đà, kỳ tôm, ếch, chồn hương... và là giảng viên ĐH Nông Lâm TP.HCM.

Thăng trầm cùng lươn

Chúng tôi tìm tới trang trại của anh lúc trời cũng đã xế chiều. Anh đang bận tiếp khách, trong đó có những thương lái và chừng chục nông dân chờ nghe tư vấn về phương pháp cũng như mô hình nuôi lươn không bùn.

Đợi khá lâu, khi mọi người đã về hết, quay sang với chúng tôi, anh Sơn vui vẻ: “Các anh thông cảm, tôi bận quá...” rồi bắt đầu kể về quá trình lập nghiệp của mình. Anh Sơn quê ở huyện Chợ Gạo, Tiền Giang. Khi đang là sinh viên năm nhất của ĐH Nông Lâm TP.HCM, vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên đã xin theo các thầy cô ở Khoa Thủy sản đi làm thêm để có tiền trả học phí và ăn ở... Cũng từ đó, Sơn bắt đầu theo đuổi những niềm đam mê của mình.

Nhờ đam mê và sự sáng tạo, Sơn đã mày mò thử nghiệm và thực hiện thành công các mô hình sinh sản ếch Thái Lan, rắn ri voi, kỳ đà, kỳ tôm, ếch, chồn hương... Tuy nhiên, những mô hình này Sơn đánh giá là hiệu quả kinh tế không cao bởi khi SX ra khó bán hoặc bị ép giá.

Song song với việc nghiên cứu, từ năm 2004 Sơn bắt đầu nuôi lươn. Anh kể: "Lúc mới nuôi qua sách vở đã học, tôi mua giống đánh bắt từ tự nhiên về nuôi nhưng không hiểu sao lươn vẫn chết nhiều. Ngày đêm ăn ở cùng lươn nên tôi nghiệm ra nếu mua phải lươn bị chích điện hay gãy xương sống thì coi như vứt bởi nó không phát triển, chăm khó coi như làm không công.

Giống là một chuyện nhưng môi trường nuôi là chuyện khác. Hồi đầu tôi nuôi trong hồ có bùn và thả cây lục bình, nhưng được một thời gian thì rễ lục bình rụng xuống làm nghẹt lỗ thoát nên nước bị ô nhiễm... Thấy mô hình này nuôi không hiệu quả, toàn lỗ với huề vốn nên tôi tiếp tục chuyển qua nuôi lươn trong bồn trải ni-lông và đổ bùn lên.

Mô hình này khiến lươn di chuyển dễ bị trầy da và dễ bị chết do nhiễm phèn hay khó kiểm soát độ pH của nước, một thành phần quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng của lươn... Cuối cùng tôi cũng phải chia tay mô hình này vì không hiệu quả. Bao nhiêu năm làm ăn tích cóp được khoảng 800 triệu đổ hết vào lươn, nhưng do giá cả quá bấp bênh; có đợt lươn chết sạch khiến gần như tay trắng".

Đưa lươn "xuất ngoại"

Sau nhiều lần thất bại cùng nhiều năm mày mò nghiên cứu kỹ về lươn, Sơn vẫn xác định lươn là vật nuôi tiềm năng và đã thực nghiệm thành công mô hình nuôi lươn không bùn. Nói tới đây Sơn cười tươi: “Khi mới bắt đầu làm mô hình nuôi lươn không bùn thì cả gia đình phản đối kịch liệt, vì cho rằng tôi đi ngược với lẽ tự nhiên, chưa kể đã từng trắng tay vì nó. Nhưng vì quyết tâm, cùng với việc am tường kỹ thuật về lươn nên tôi vẫn quyết định làm".

Bên cạnh việc nuôi lươn, Sơn còn mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Anh trải lòng: “Người dân mà nuôi được lươn thì tôi mừng lắm, còn nuôi không được hay chết nhiều thì tôi rất buồn”.

Không những thế, tại nhà Sơn chúng tôi còn thấy có riêng một phòng thí nghiệp để phục vụ việc nghiên cứu. Ngoài ra, Sơn còn soạn thảo nhiều tài liệu, VCD hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và sinh sản các loài động vật quý hiếm để tặng miễn phí cho bà con. Chào anh ra về khi trời đã tối, chúng tôi cảm thấy thực sự khâm phục một người lắm tài và có cái tâm sáng.

Theo Sơn, mô hình này khắc phục được hết những nhược điểm mà trước đó anh phải đau đầu. Theo đó, nuôi lươn không bùn không cần diện tích rộng, chi phí xây dựng thấp, chủ động được trong khâu quản lý cũng như phát hiện và chữa bệnh cho lươn; lươn phát triển nhanh, ít hao hụt; đặc biệt mật độ có thể lên tới 400 con/m2, cao gấp 10 lần so với mô hình truyền thống.

Với mô hình này, anh đặt vỉ tre vào nước ngâm cho mọc rêu xanh cùng những chùm dây ni-lông để tạo môi trường sống cho lươn. Là loài sống ở bùn nên khi đem lươn vào nuôi trong hồ xi-măng không phải là chuyện dễ dàng. Điều khó nhất khi nuôi lươn không bùn chính là nguồn nước phải sạch, độ pH và lượng oxy trong nước phải được xử lý phù hợp thì lươn mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Nhờ đã nắm gọn phương pháp, lươn Sơn nuôi ngày một phát triển mạnh nhưng lại phải chịu bán giá thấp hơn chỉ vì màu hơi đen, chưa đẹp. Nhiều khi Sơn mất ngủ vì có nhiều đơn vị đến đặt vấn đề mua số lượng lớn để xuất khẩu đi châu Âu…nhưng lươn màu không đạt.

Nhiều đêm trằn trọc, cuối cùng Sơn cũng tìm ra phương pháp tạo độ vàng tự nhiên cho lươn bằng cách cho lươn ăn B-carophy, một chất tự nhiên được trộn chung với thức ăn. Cứ thế, từng đợt lươn của anh, con nào cũng lớn mạnh, vàng óng đáp ứng đủ yêu cầu cho các đơn vị đặt hàng. Nhờ thế, lươn đã được xuất khẩu đi các nước như Nhật, Mỹ, Hàn và các nước châu Âu.

Để giá cả cạnh tranh, kiểm soát được chất lượng sản phẩm sạch và an toàn, Sơn còn tự SX thức ăn công nghiệp cho lươn và bán cho cả nhiều trại trong vùng. Hiện nay, trung bình mỗi ngày trại của Sơn xuất khoảng 3 tấn lươn thịt và một năm khoảng 40 tấn lươn giống cung cấp chủ yếu cho các tỉnh lân cận.

Ngỡ tưởng anh giống như một số người học đại học xong bỏ về làm ruộng nhưng Sơn cho biết: "Sau khi học xong tôi được trường giữ lại đào tạo và hiện là giảng viên ĐH Nông Lâm TP.HCM. Ở giảng đường, tôi là giáo viên nhưng về nhà thì là nông dân quản lý trang trại, giải quyết việc làm cho hơn 40 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân mỗi người tới 6 triệu đồng/tháng".

Viết Sáng - Văn Ái
Nguồn nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 156


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1073337

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72756046