09:16 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi lươn trong bể bạt, sau 8 tháng lãi 70 triệu đồng

Thứ hai - 02/07/2018 04:42
Anh Nguyễn Văn Thanh ngụ ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đầu tư nuôi lươn thịt không bùn giá thể là tràm cây chất xen kẻ trong bể bạt, thu lãi hàng chục triệu đồng sau 8 tháng nuôi.

Với diện tích 90 m2 nền đất vườn, bố trí bảy bể nuôi, tổng lượng lươn giống ban đầu 3.500 con mua lươn thiên nhiên về thuần dưỡng, kích cỡ 20 – 25 con/kg, mật độ thả nuôi 40 con/ m2, sau 8 tháng nuôi, sản lượng lươn xuất bán gần 720kg, thương lái vào tận nhà để thu mua với giá bán loại: I là 160.000 đồng/kg, loại: II là 140.000đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, anh Nguyễn Văn Thanh thu lãi hơn 70 triệu đồng...

 

 nuoi luon trong be bat, sau 8 thang lai 70 trieu dong hinh anh 1

Thu hoạch lươn tại gia đình anh Nguyễn Văn Thanh.

Anh Thanh cho biết, về kỹ thuật, nuôi lươn trong bể không cần bùn khá đơn giản, có thể tận dụng chuồng heo cũ, xây mới hoặc lót bạt, lắp đặt ống thoát nước dưới đáy bể để thuận tiện trong việc vệ sinh, thay nước. Thông thường, mỗi bể có chiều dài 5m x chiều rộng 2.5m, tổng diện tích 12.5 m2, thả nuôi khoảng 500 con lươn giống, mực nước trong bể từ 20 – 25cm. Để lươn có chỗ trú ẩn, trong bể xếp tràm cây thành đống liền kề ngang mặt nước bể, phía trên trải lớp đất khoảng 10 cm, tạo môi trường mát mẻ giống như ngoài tự nhiên.

Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng thay toàn bộ nước để lươn có môi trường sống sạch. Muốn lươn nhanh lớn và có tỷ lệ sống cao, khâu quan trọng nhất là phải bảo đảm nguồn con giống khỏe mạnh, có xuất xứ rõ ràng, không xây xát, kích cỡ đồng đều. Tiếp đến, nguồn nước dùng để nuôi lươn phải sạch, nếu nước bẩn lươn dễ bị mắc bệnh và chết.

Trong quá trình nuôi, nếu phát hiện lươn bị bệnh phải tách riêng ra xử lý, tránh để lây lan dễ bị chết hàng loạt. Lươn dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc nhưng phải cho ăn điều độ, ngày một lần lúc mặt trời sắp lặn. Thức ăn cho lươn được luộc chính, chủ yếu là các loại cá tạp, ốc bươu vàng xay nhuyễn trộn thêm men tiêu hóa, vitamin và thức ăn cá công nghiệp tỷ lệ 1/4. Tốt nhất cho  lươn ăn lượng thức ăn bằng 2% trọng lượng thân, tương đương 2kg thức ăn đã phối trộn cho 100kg lươn thương phẩm.

Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, lươn rất nhanh lớn, ít mắc bệnh, nếu có chỉ là bệnh ký sinh trùng, bệnh ngoài da… rất dễ điều trị. Nuôi lươn không bùn tiết kiệm chi phí, dễ chăm sóc, nhu cầu thị trường cao. Nếu tuân thủ đúng quy tắc “bốn định” bao gồm định khối lượng thức ăn, định chất lượng thức ăn, định vị trí cho ăn, định thời gian cho ăn thì lươn rất nhanh lớn. Dự định trong thời gian tới, anh Thanh sẽ mở rộng thêm diện tích nuôi khoảng 15 bể.

Mô hình trên tận dụng công lao động nông nhàn tại nhà, đầu tư thấp cho lợi nhuận tương đối cao, cần nhân rộng để giúp bà con nông dân tăng thu nhập cho gia đình ở nông thôn./.

Theo Nguyễn Văn Hảo (TTKN Hậu Giang)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 183


Hôm nayHôm nay : 45849

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1105109

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72787818