16:03 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi tràn lan loài "chim tiền tỷ" và nỗi lo ngay ngáy

Thứ sáu - 16/11/2018 08:47
Thời gian qua, người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh Phú Yên đổ xô xây nhà nuôi chim yến mà không tuân thủ quy hoạch vùng nuôi chim yến của tỉnh, gây nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.

Nuôi tràn lan

Theo Sở NN-PTNT, để thuận lợi trong công tác quản lý vùng quy hoạch chăn nuôi, vừa qua, UBND tỉnh đã thực hiện quy hoạch vùng, làng nghề nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, từ đây đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ phát triển 4 vùng nuôi chim yến tại thôn Phú Liên, xã An Phú (TP Tuy Hòa); thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1 (huyện Tây Hòa); thôn Tân Định và Hội Sơn, xã An Hòa (huyện Tuy An); thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng (huyện Phú Hòa).

Trong đó có 2 làng nghề nuôi chim yến tại thôn Tân Định, xã An Hòa (huyện Tuy An) và thôn Ân Niên, xã Hòa An (huyện Phú Hòa). Giai đoạn từ năm 2020-2030, tỉnh tiếp tục thực hiện quy hoạch 10 vùng nuôi chim yến khác tại các huyện Tuy An, Phú Hòa, Tây Hòa, Sơn Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh và TX Sông Cầu...

 nuoi tran lan loai 'chim tien ty' va noi lo ngay ngay hinh anh 1

Một nhà nuôi yến ở TP Tuy Hòa - Ảnh: HỒ NHƯ.

Tuy nhiên, trên thực tế, người dân xây dựng nhà nuôi chim yến tràn lan, tự phát và không theo quy hoạch. Chỉ trong vòng 13 năm, kể từ khi nghề nuôi chim yến xuất hiện tại Phú Yên, đến nay toàn tỉnh đã có 305 hộ tham gia nuôi chim yến tập trung ở TP Tuy Hòa, các huyện Tuy An, Đông Hòa, Tây Hòa… với đàn yến lên đến 163.300 con.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, nghề nuôi chim yến chỉ mới hình thành tại địa phương khoảng 5 năm gần đây. Hiện nay, địa phương này có khoảng 55 hộ nuôi chim yến với tổng đàn khoảng 11.300 con. Còn tại TP Tuy Hòa, theo quy hoạch chỉ có xã An Phú thuộc vùng quy hoạch nhưng người dân nhiều xã, phường khác cũng đổ xô xây nhà nuôi yến.

Mỗi ngày vào khoảng 3 giờ chiều, người qua lại các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Mậu Thân… (TP Tuy Hòa) không khỏi ngạc nhiên bởi rất nhiều chim yến bay lượn trên bầu trời.

Xung quanh khu vực này, nhiều hộ dân đã cơi nới nhà lên cao hơn, hoặc cải tạo nhà cũ, xây tổ, đặt máy dẫn dụ yến và sẵn sàng sống chung với chim yến. Một vài cơ quan cũng dùng trụ sở làm việc để nuôi yến. Đa số nhà này không sơn tường, hai bên hông nhà khoét chi chít lỗ nhỏ kèm theo loa phát ra âm thanh “gọi” chim yến.

Theo ông Võ Ngọc Kha, Chủ tịch UBND TP Tuy Hòa, trên địa bàn thành phố có khoảng 130 hộ nuôi chim yến nằm rải rác và hiện khó quản lý việc nuôi chim yến trong nhà của người dân. Điều này dẫn đến công tác kiểm soát dịch bệnh từ đàn yến cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thành phố đã yêu cầu các xã, phường giám sát đến tận hộ, cơ sở (nhà) nuôi, khai thác yến trong việc chấp hành Thông tư 35/2013 của Bộ NN-PTNT; việc phát âm thanh dẫn dụ yến theo âm lượng và giờ giấc quy định.

Khó kiểm soát dịch bệnh

Nuôi chim yến tại các khu dân cư không những gây ô nhiễm môi trường mà còn đối mặt với nguy cơ dịch bệnh. Bởi yến là chim tự nhiên, phạm vi bay rộng và không thể áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Do đó, chim yến rất dễ nhiễm vi rút gây bệnh và nguy cơ lây truyền rất nhanh, khó phòng tránh, nhất là khi bệnh cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn tỉnh hiện nay. Vừa qua, tại các cuộc họp tiếp xúc cử tri, rất nhiều cử tri tại các địa phương không ngừng thắc mắc về vấn đề này với các đại biểu.

Ông Nguyễn Văn Huy ở phường 9, TP Tuy Hòa, cho biết: Tôi được biết chim yến có thể bay lượn cả ngày trên phạm vi rộng hàng trăm cây số để kiếm ăn, chính vì vậy mà không ai biết được liệu chim yến có đáp xuống vùng bị dịch cúm hay không. Hiện nay, ổ dịch cúm H5N6 cũng vừa xuất hiện trên địa bàn tỉnh nên người dân Phú Yên nói chung và TP Tuy Hòa nói riêng rất lo lắng trước nguy cơ mắc bệnh của chim yến.

Trong khi đó, tại xã Hòa An (huyện Phú Hòa), nơi đang xảy ra dịch bệnh cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm thì mỗi ngày, ở khu vực này nhiều đàn yến vẫn bay đi về khiến người dân ở đây lo lắng.

Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Lan ở địa phương này, cứ tầm 16-17 giờ mỗi ngày là hàng trăm con chim yến sau một ngày đi ăn bay về tổ. Chúng bay lượn trên cao cả giờ đồng hồ trước khi vào tổ vì vậy khả năng chất thải, nước thải rơi vãi ra môi trường là không tránh khỏi. Trong khi hiện nay, cách khu vực nuôi chim yến không xa là các ổ bệnh cúm gia cầm phải tiêu hủy. Rất mong các cơ quan chức năng có biện pháp hữu hiệu để giám sát dịch cúm trên đàn chim yến nuôi.

Phó Chủ tịch UBND xã Hòa An Nguyễn Xuân Dang cho hay: Hiện nay, toàn xã có hơn 20 hộ nuôi chim yến, rải khắp ở các thôn. Vì chim yến là vật nuôi bán hoang dã, người nuôi không thể can thiệp vào quá trình nuôi nên rất khó khăn trong việc giám sát cũng như phòng dịch.

Với vai trò của chính quyền địa phương, xã đang tập trung tuyên truyền yêu cầu người chăn nuôi thực hiện vệ sinh môi trường nhà yến, thu gom xử lý chất thải. Đặc biệt, người nuôi yến cần tăng cường theo dõi nếu phát hiện chim yến có các dấu hiệu bệnh, chết thì phải báo ngay cho chính quyền để có biện pháp xử lý kịp thời, không để lây lan rộng.

Theo ông Đào Lý Nhĩ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, nếu xảy ra trường hợp dịch bệnh đối với chim yến, chim bồ câu nuôi thì cơ quan thú y rất khó kiểm soát. Chính vì thế, đơn vị đã chỉ đạo các trạm chăn nuôi và thú y cơ sở thường xuyên giám sát, hướng dẫn chủ cơ sở thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường và theo dõi tình hình của đàn yến và bồ câu. Nếu chim yến, bồ câu bệnh, chết bất thường thì người nuôi phải báo ngay cho cơ quan thú y hoặc địa phương để phối hợp xử lý kịp thời…

Để tránh tình trạng nuôi chim yến tràn lan, không theo quy hoạch, đảm bảo mỹ quan đô thị và khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường…, thiết nghĩ các địa phương, ngành chức năng cần tăng cường việc quản lý nhà nước về công tác phòng chống dịch bệnh; tuân thủ các quy định pháp luật về xây dựng, môi trường, quy hoạch đô thị; kiểm soát, xử lý những trường hợp xây dựng trái phép...

Ngoài ra cần kiểm soát việc chuyển đổi công năng sai với thiết kế và mục đích sử dụng đã đăng ký ban đầu, cơi nới nhà ở thành nhà nuôi yến không theo thiết kế được phê duyệt hoặc phát âm thanh dẫn dụ cường độ lớn gây tiếng ồn không đúng quy định. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục về đất đai, môi trường và xử lý vi phạm về xây dựng cơ sở dẫn dụ và nuôi chim yến.

Theo Như Thanh-Thủy Tiên (Báo Phú Yên)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 25

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 23


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1120155

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72802864