03:29 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ồ ạt phá vườn cao su ở Tây Nguyên

Thứ năm - 10/07/2014 20:16
Thời gian gần đây, ở Tây Nguyên, đặc biệt là Gia Lai, Kon Tum, trước tình trạng giá mủ cao su xuống thấp, nhiều hộ nông dân dù vườn cao su chỉ mới vừa cho thu hoạch 1-2 năm phải phá bỏ để trồng cây khác.
Ồ ạt phá vườn cao su ở Tây Nguyên

Ồ ạt phá vườn cao su ở Tây Nguyên

Còn nhớ thời điểm 2006-2007, người dân đổ tiền ồ ạt trồng cao su mà không quan tâm đến chất lượng cây giống, điều kiện thổ nhưỡng, nhiều người mua cả giống trôi nổi về trồng để đến nay ngậm quả đắng…

Anh Phạm Văn Mạnh, xã Ia Phìn, huyện (Chư Prông, Gia Lai), là một trong những người như vậy. Mạnh lý giải việc phá bỏ cao su: “Gia đình tôi trồng được 5ha đã được 8 năm tuổi. Trước mắt, tôi tiến hành phá bỏ 3ha cao su chuyển sang trồng cà phê vì khai thác không có mủ, cây bệnh nhiều. Để 2ha còn lại sang năm phá tiếp vì hiện chưa có tiền thuê nhân công”.

Gần vườn cây nhà anh Mạnh, gia đình chị Nguyễn Thị Huệ cũng đang thuê người chặt cành, ngọn 3 ha cao su 8 năm tuổi. Không chọn cách phá trắng như anh Mạnh, chị Huệ tận dụng thân cây làm trụ trồng hồ tiêu. “Tận dụng thân cây cao su để trồng hồ tiêu, nhờ thế tiết kiệm được một khoản tiền mua trụ tiêu. Chưa biết hiệu quả đến đâu nhưng thấy có một số người dân đã trồng theo cách này nên làm theo”- chị Huệ nói.

Theo ông Trần Văn Duân- Phó Chủ tịch UBND xã Ia Phìn, việc chặt bỏ cây cao su bắt đầu diễn ra từ năm 2013, nhưng đến thời điểm này thì rầm rộ hơn. Diện tích cao su của xã có đến 110ha. Hộ thấp cũng có trên 1ha, còn đa số từ 3-5 ha trở lên. Ngần ấy cao su đã bị phá bỏ, thiệt hại chắc chắn không nhỏ.

Không chỉ huyện Chư Prông, một số địa bàn khác như Ia Grai, Đăk Đoa cũng xuất hiện tình trạng người dân chặt bỏ cây cao su để tiến hành chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.

Tình trạng này cũng xuất hiện khá nhiều tại tỉnh Kon Tum như một số địa phương thuộc Sa Thầy, Đăk Hà. Chỉ tính riêng địa bàn xã Sa Nhơn (Sa Thầy, Kon Tum) đã có gần 20ha cao su bị người dân đốn hạ, trong đó có cả một số diện tích mới bắt đầu vào kỳ thu hoạch.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 262

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 251


Hôm nayHôm nay : 34917

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1103401

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60111724