11:20 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phân hữu cơ vi sinh - xin đừng bỏ phí!

Thứ hai - 25/06/2012 21:01
Giá lúa giảm trong khi giá vật tư nông nghiệp tiếp tục có chiều hướng tăng, làm cho chi tiêu của nông dân gặp khó. Tuy nhiên, một nguồn phân bón khác, rất giàu dinh dưỡng cho đất, cho cây trồng lại đang “được” bà con làm lãng phí đến mức nóng ruột. Đó là phân hữu cơ vi sinh.


Rơm rạ phơi đầy trên đường đi

Rơm rạ và các chế phẩm nông nghiệp là nguyên liệu tạo nên nguồn phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh được chế tạo bằng nhiều cách, trong đó cách cơ bản, phổ biến là dùng rơm rạ, chế phẩm nông nghiệp. Thực tế, thu hoạch lúa đông xuân thời gian qua, bà con nông dân đã để “chảy máu” lượng phân này quá nhiều. Cụ thể là: trên các cánh đồng sau khi thu hoạch xong phần bông lúa, bà con nông dân đã đốt hết số rạ trên ruộng để dọn ruộng, chuẩn bị cho vụ mùa mới. Tìm hiểu tại các xã Thiên Lộc (Can Lộc), Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh), Thạch Lâm (Thạch Hà) chúng tôi thấy, người dân đốt rạ trên đồng rất nhiều, có những hộ đốt tới 1 mẫu. Ngoài ra, lượng rơm rạ thuộc các gia đình không chăn nuôi trâu bò cũng bị bỏ phí đáng tiếc. Số lượng rơm rạ lớn này trải qua mưa, nắng, người xe qua lại đã mục nát, làm ô nhiễm trên các tuyến đường nông thôn, nội đồng. Trong khi, theo ước tính, khoảng 1 hecta đất trồng lúa, hàng năm lượng rơm rạ thải ra lên tới 19 tấn. Con số này tương đương 5 tấn dầu, nếu đốt bỏ rõ ràng gây lãng phí nguồn chất hữu cơ rất hữu ích.

 

Cách chế biến phân vi sinh từ rơm rạ: Gom rơm rạ vào một địa điểm thuận tiện nguồn nước, vận chuyển, sử dụng; hoà chế phẩm (như FITO-BIOMIX-RR do Công ty cổ phần công nghệ sinh học Hà Nội sản xuất) cùng với nước và phân NPK rồi tưới lên rơm rạ. Cứ mỗi tấn rơm rạ được ủ cùng 0,2 kg chế phẩm, 3kg phân hóa học NPK và 50 lít nước. Trong khi chế biến, có thể bổ sung thêm phân chuồng cho tăng nguồn dinh dưỡng trong phân. Sau đó, phủ túi ni-lông lên đống rơm để giữ nhiệt hoặc trát bùn phủ kín. 20-30 ngày sau, rơm, rạ sẽ được phân hủy tạo ra phân hữu cơ có thể bón ngay cho cây trồng.
Phân hữu cơ vi sinh từ chế phẩm nông nghiệp có tác dụng phân giải cellulose, Xi lan, rất hữu ích cho nông nghiệp. Phân hữu cơ vi sinh cung cấp các yếu tố cần thiết cho cây trồng như ni tơ, phốt pho, đạm. Dùng phân hữu cơ này lượng phân bón hóa học sẽ giảm trên 30%, năng suất lúa tăng 10-15% so với ruộng không sử dụng, giá thành chế phẩm rất rẻ, 13.000đ-15.000đ/kg. Tùy từng loại cây trồng, bón phân hữu cơ vi sinh có thể tiết kiệm được nhiều chi phí do giảm lượng phân bón, giảm số lần phun và lượng thuốc BVTV… Do bón vi sinh nên sản phẩm rất an toàn, lượng nitrat giảm đáng kể, đất không bị ô nhiễm, khả năng giữ ẩm tốt hơn, tăng cường khả năng cải tạo đất do các hệ sinh vật có ích hoạt động mạnh làm cho đất tơi xốp hơn, cây dễ hút thu dinh dưỡng hơn. Điều đáng nói ở đây là các ngành, tổ chức đã tổ chức tập huấn kỹ thuật chế tạo phân hữu cơ vi sinh tới tận thôn xóm, khối phố (như chương trình vườn ươm khoa học của Hội LHPN, đoàn thanh niên các huyện, thành phố), song công tác triển khai thực hiện vẫn chưa đạt kết quả cao. Đây chính là hạn chế mà bà con nông dân nên sớm khắc phục.

 

Thiết nghĩ đã đến lúc phân bón hữu cơ vi sinh cần được bà con nông dân chú trọng chế biến, trong đó có một lượng lớn từ rơm rạ, chế phẩm nông nghiệp khác như cây đậu, ngô, lá. Làm được điều này không chỉ có lợi cho môi trường, có ích cho cây trồng mà quan trọng hơn, bà con tiết kiệm được lượng đầu tư phân bón hoá học tương đối lớn.

Theo baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 232


Hôm nayHôm nay : 41161

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 905185

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72587894