11:27 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển các mô hình nuôi tôm trên cát

Thứ hai - 17/03/2014 22:59
Phát huy những tiềm năng, lợi thế, Cẩm Xuyên tập trung vận dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, từng bước “xóa” diện tích nuôi tôm quảng canh thiếu bền vững sang nuôi bán thâm canh, mang lại giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích.

“Xóa” quảng canh

Cẩm Xuyên là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế về nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhận thấy những mô hình nuôi nhỏ lẻ, manh mún cho năng suất thấp, tỷ lệ dịch bệnh khá cao nên huyện đã tập trung vận dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ để kích cầu người dân mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi phần đa diện tích từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh.

Cẩm Xuyên bắt đầu nuôi tôm công nghệ cao trên cát

Nuôi tôm công nghệ cao trên cát tại xã Cẩm Dương ( Cẩm Xuyên)

Ông Trần Hữu Duyệt - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Vụ tôm 2012, toàn huyện có 40 ha nuôi quảng canh thì đến năm 2013 đã chuyển hoàn toàn sang nuôi thâm canh.

Anh Trương Quang Thư (thôn 9, xã Cẩm Lộc) vừa chuyển đổi từ hình thức bán thâm canh sang thâm canh cho biết: “Những năm trước, vì nguồn kinh phí eo hẹp cộng với tư duy về nghề nuôi tôm còn hạn chế nên tôi chỉ nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh, nguồn giống trôi nổi, vụ được, vụ mất, thu nhập chẳng đáng là bao. Được sự tư vấn từ cán bộ huyện và sự hỗ trợ từ Chính sách 24 của UBND tỉnh, tôi đầu tư gần 300 triệu đồng mở rộng diện tích nuôi theo hình thức lót bạt, vỗ bờ xi măng. Chỉ tính riêng vụ tôm năm 2013, tổng sản lượng trên 2 ao nuôi đạt 4 tấn, trừ chi phí, lợi nhuận gần 400 triệu đồng”. So với nuôi tôm sú thì nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh mang lại hiệu quả cao hơn, bền vững hơn. Toàn huyện hiện có hơn 100 hộ nuôi tôm với cả trăm ha, trong đó 23 ha nuôi bán thâm canh, còn lại là thâm canh chủ yếu theo hình thức vỗ bờ xi măng và lót bạt. Có thể thấy, lợi nhuận về kinh tế và tính bền vững của nuôi tôm thâm canh vượt trội hơn so với nuôi quảng canh.

Phát triển nuôi công nghệ cao trên cát

Có dịp trở lại xã Cẩm Dương vào một ngày đầu tháng 3, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Từ vùng đất cát hoang hóa, quanh năm cỏ dại mọc um tùm, giờ đây, trên mảnh đất nối liền 2 thôn Bắc Thành và Liên Hương là những đầm tôm được đầu tư bài bản, hiện đại. Anh Nguyễn Hữu Minh - cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên dẫn chúng tôi đến mô hình HTX Nuôi trồng thủy sản Cẩm Dương. Trước mắt chúng tôi, máy múc ngoặm hoạt động liên tục, người lao động hối hả làm việc tạo nên một cảnh tượng hết sức nhộn nhịp.

Đang miệt mài trên cánh đồng cát trắng xóa nhưng khi thấy chúng tôi đến, Chủ nhiệm HTX Dương Chí Dũng vui vẻ dừng công việc để nói chuyện với đoàn. Dẫn chúng tôi tham quan đầm tôm, anh phấn khởi: “Vụ đông năm 2013, tôi thả 80 vạn giống tôm thẻ, đến nay đã được gần 90 ngày. Nếu thời tiết thuận lợi, tôm phát triển tốt có thể đạt năng suất 10-13 tấn/ha, trừ chi phí, lãi khoảng 300-350 triệu đồng/ao”.

Được biết, anh Dũng là một trong những người tiên phong của xã bỏ vốn đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên cát. Với quy mô 16 ao, mô hình của anh chiếm nửa diện tích của cả vùng. Do kinh phí hạn hẹp, trước mắt, anh chỉ mới đưa vào nuôi 3 ao và dự kiến, năm 2014 sẽ tiếp tục đưa 5 ao vào thả nuôi giống tôm thẻ chân trắng với diện tích 3 ha. Tổng kinh phí đầu tư ban đầu gần 3,6 tỷ đồng. Gần 10 ao nuôi của những hộ khác hiện cũng đã hoàn tất công tác chuẩn bị để xuống giống vụ xuân hè.

Theo quy hoạch tổng thể được UBND tỉnh phê duyệt, huyện Cẩm Xuyên có hơn 330 ha quy hoạch tổng thể và gần 70 ha quy hoạch chi tiết nuôi tôm trên cát tại 2 xã Cẩm Hòa và Cẩm Dương. Đến thời điểm này, trên 12 ha quy hoạch nuôi tôm của xã Cẩm Dương đã hình thành 1 HTX và 2 tổ hợp tác với quy mô gần 40 ao nuôi. Bên cạnh đó, gần 54 ha của xã Cẩm Hòa hiện đã được nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiến hành làm thủ tục giải phóng mặt bằng, dự kiến sẽ thả những mẻ tôm giống đầu tiên trong năm 2014.

Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng là một trong những hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của huyện Cẩm Xuyên trong tương lai. Tin tưởng rằng, với sự vào cuộc quyết liệt của huyện và sự đổi mới trong tư duy, dám nghĩ, dám làm của người nuôi sẽ là nền tảng vững chắc để Cẩm Xuyên tự tin bước vào vụ tôm năm 2014 thành công.

Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 302

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 301


Hôm nayHôm nay : 84160

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1056328

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71283643