Trước tình hình đó, để chủ động trong công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo và tổ chức phòng trừ đạt hiệu quả cao, bảo vệ an toàn sản xuất chè và rau, củ, quả, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch hại trên cây chè, rau, củ, quả.
- Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo và hướng dẫn phòng trừ dịch hại trên rau, chè kịp thời hiệu quả.
- Áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp trong quá trình sản xuất, cụ thể:
+ Sử dụng giống khoẻ: Sạch sâu bệnh có năng suất, chất lượng cao
+ Biện pháp canh tác:
Vệ sinh đồng ruộng: Thu gom và tiêu huỷ tàn dư cây trồng mang nguồn bệnh như: Bệnh héo xanh, bệnh sương mai, bệnh phồng lá chè, cỏ dại ký chủ sâu bệnh hại,… hạn chế nguồn lây lan.
Chăm sóc: Bón phân đúng kỹ thuật, bón vừa đủ và cân đối cho từng giống rau, chè, trên từng chân đất, từng mùa vụ, đúng thời kỳ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng với sâu bệnh; Tưới theo nhu cầu của cây, đủ ẩm, không đọng nước.
Thời vụ: Gieo trồng phù hợp với từng mùa vụ sinh trưởng thuận lợi; mật độ khoảng cách hợp lý, đảm bảo ánh sáng và không khí lưu thông tốt.
Xen canh: trồng xen với các cây trồng khác họ, hạn chế nguồn ký chủ và xua đuổi sâu hại; trồng cây che bóng đối với cây chè.
+ Biện pháp thủ công
Sử dụng bẫy đèn, bẫy dính màu vàng, màu xanh bắt và tiêu diệt rệp có cánh, ruồi đục lá, tiêu huỷ cây bị sâu bệnh, xử lý nhiệt hạt giống,...
+ Biện pháp sinh học :
Khai thác và sử dụng những sinh vật có lợi, các sản phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại.
+ Biện pháp hoá học: Chỉ nên sử dụng những loại thuốc hoá học trong trường hợp cần thiết, ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học; sử dụng thuốc phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc; đúng nồng độ, liều lượng; đúng lúc; đúng cách).
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn