00:10 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng trị bệnh cho lươn

Chủ nhật - 15/03/2015 22:48
Tuy lươn là đối tượng dễ nuôi, nhưng hầu hết giống đều đánh bắt từ thiên nhiên chưa được thuần hoá, do vậy khi nuôi lươn bà con nông dân cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh ngay từ khi thả giống.
Để lươn khỏe mạnh cần vệ sinh ao nuôi và chăm sóc đúng quy trình.

Để lươn khỏe mạnh cần vệ sinh ao nuôi và chăm sóc đúng quy trình.

Ngày nay nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã trở thành một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt lươn là đối tượng nuôi khá phổ biến.
Tuy nhiên, ngoài các biện pháp kỹ thuật thì những vấn đề xung quanh môi trường nước để nuôi lươn luôn là mối quan tâm của bà con nông dân. Bởi nếu môi trường nước không tốt sẽ là điều kiện thuận lợi nẩy sinh dịch bệnh cho lươn nuôi.
Lươn là loài thủy sản sinh sản lưỡng tính, chúng sinh sản và phát triển mạnh trong môi trường thiên nhiên. Do đặc tính ăn tạp, dễ nuôi nên mùa nước nổi là mùa mà nhiều bà con nông dân chọn lươn là đối tượng nuôi.
Theo KS Đặng Hồng Đức, Trưởng Bộ phận thuỷ sản, Cty Liên doanh Bio, tuy lươn là đối tượng dễ nuôi, nhưng hầu hết giống đều đánh bắt từ thiên nhiên chưa được thuần hoá, do vậy khi nuôi lươn bà con nông dân cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh ngay từ khi thả giống.
Đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi theo các yêu cầu như chọn giống khoẻ mạnh bằng cách tắm muối trước khi thả giống, luôn giữ môi trường nước sạch, định kỳ diệt khuẩn để loại bỏ mầm bệnh đồng thời chú ý có chế độ thức ăn hợp lý.
Các nguyên nhân phát sinh bệnh trên lươn:
- Con giống yếu, có sẵn mầm bệnh, bị xây xát trong quá trình vận chuyển.
- Nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Môi trường nước ô nhiễm do mầm bệnh, ký sinh trùng, hoặc dư thừa thức ăn.
- Cho lươn ăn thức ăn ôi thiu.
- Nuôi mật độ dày.
Theo các nhà khoa học, nên định kỳ thay nước trong bể, quản lý tốt và tránh dư thừa thức ăn là các yếu tố quan trọng nhất mà người nuôi lươn cần chú ý.
Bệnh sốt nóng
-Triệu chứng: Nhiệt độ nước tăng lên, nước nhớt do lươn tiết dịch nhờn. Lươn quấn vào nhau, đầu sưng phồng, chết hàng loạt.
- Nguyên nhân chính: Do mật độ dày, oxy hòa tan thấp, thức ăn thừa làm môi trường ô nhiễm.
- Phòng, xử lý và điều trị: Giảm mật độ nuôi, san lươn sang bể khác, thay nước, thêm nước mát vào bể, nâng cao mực nước trong bể, thả bèo, che mát sau đó dùng Anti Shock liều 1 ký/1.000 m3 tạo đều trong bồn nuôi lươn, thả cá trê để ăn thức ăn thừa.
Khi phát hiện bệnh có thể dùng các sản phẩm có nguồn gốc iod hoặc có tính sát trùng để ngâm tắm.
Phun dung dịch phèn xanh (sulphate đồng) 0,07%, 5 ml/m3 nước. Vớt lươn chết khỏi ao, thay nước, thay đất nếu ô nhiễm nặng.
Bệnh tuyến trùng
- Triệu chứng: Lươn yếu, nếu ký sinh nhiều sẽ làm hậu môn sưng đỏ, chết từ từ.
- Nguyên nhân chính: Do ký sinh trùng đường ruột gây ra. Tuyến trùng có màu trắng, dài khoảng 1 cm, đầu bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ.
- Phòng, xử lý và điều trị: Thay nước. Dùng thuốc trị ký sinh trùng chuyên dùng như Vemedim, Bayer, Annova… trộn vào thức ăn, cho lươn ăn liền trong 4 - 5 ngày.
Cần phòng bệnh bằng Bio Green Cut liều 1 ppm ( tức 1 lít/1.000 m3 nước) diệt mầm bệnh, ấu trùng các ký sinh trùng trước khi thay nước mới vào. Nếu lươn có bệnh trên thì cũng có thể dùng Bio Benzol theo hướng dẫn trên bao bì sẽ đạt kết quả cao.
Ngoài ra cũng cần vớt lươn chết khỏi ao, thay nước, thay đất nếu ô nhiễm nặng.
Bệnh lở loét
- Triệu chứng: Mình lươn xuất hiện nhiều lở loét hình tròn, hoặc bầu dục. Bơi lội khó khăn. Nổi đầu lên khỏi mặt nước. Rụng đuôi.
- Nguyên nhân chính: Do ký sinh trùng, vi trùng.
- Phòng, xử lý và điều trị: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi. Khi lươn mắc bệnh phun thuốc diệt khuẩn (streptomycin). Cứ 50 kg lươn dùng 5 gr Oxytetra trộn vào thức ăn cho lươn ăn, có thể trộn kèm với vitamin C, thời gian điều trị 5 - 7 ngày.
Bà con có thể tắm lươn bằng Bio Green Cut liều 1 ppm (tức 1 lít/1.000 m3 nước ), sau đó trộn Bio Sultrim liều 5g/kg thức ăn và cho lươn ăn trong 5 ngày liền. Trực tiếp bôi Permanganat kali (thuốc tím) vào vết loét. Ngoài ra cũng thường xuyên tắm cho lươn.
Bệnh nấm thuỷ mi
- Triệu chứng: Các đám sợi hình bông bám vào mình hay trứng.
- Nguyên nhân chính: Do ký sinh trùng.
- Phòng, xử lý và điều trị: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi. Hoà Sodium bicarbonate với nước tỉ lệ 0,4 phần ngàn, tưới khắp bể nuôi. Tắm lươn bằng nước muối hay bằng Bio Green Cut liều 1 ppm (tức 1 lít/1.000 m3 nước ), sau đó trộn Bio Oxocol liều 5 gr/kg thức ăn và cho ăn liên tục từ 3 - 5 ngày sẽ trị được bệnh nấm thuỷ mi trên lươn.
Ngâm trứng lươn vào dung dịch xanh Methylen.
Bệnh đỉa bám
- Triệu chứng: Lươn yếu, kém ăn.
- Nguyên nhân chính: Do đỉa bám vào phần đầu lươn và hút máu làm vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm, lươn yếu, chậm chạp, kém ăn, ảnh hưởng đến sinh trưởng của lươn.
- Phòng, trị: Dùng dung dịch phèn xanh (sulphate đồng) 100 ppm ngâm rửa 5 - 10 phút. Dùng các sản phẩm phòng trị ngoại ký sinh trùng, nên theo lời khuyến cáo của nhà SX hoặc cán bộ chuyên môn.
Theo: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 770


Hôm nayHôm nay : 33278

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1486045

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74533016