22:28 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng trừ bệnh sương mai hại cây họ bầu bí

Thứ sáu - 28/10/2016 04:52
Đặc điểm thời tiết xung quanh tiết Sương Giáng, đêm và sáng se lạnh nhiệt độ 20 – 23 độ C, xuất hiện sương mù, hiện tượng sương mù tan dần khi có nắng mặt trời, biên độ nhiệt độ ngày và đêm cao, chênh lệch khoảng 10 độ C, điều kiện thời tiết trên thuận lợi cho một số nấm bệnh phát sinh gây hại cây trồng trong đó có bệnh sương mai (mốc sương) hại cây họ bầu bí.

 

Nếu không phòng trừ kịp thời bệnh làm cho cây trồng sinh trưởng phát triển kém, giảm năng suất và chất lượng, thậm chí không cho thu hoạch. Sau đây xin giới thiệu cách nhận biết và biện pháp phòng trừ bệnh sương mai trên cây bầu, bí các loại, khổ qua, dưa chuột, dưa hấu, dưa lê:

1. Nhận biết bệnh

Bệnh sương mai hại cây họ bầu bí do nấm gây ra. Bệnh hại các bộ phận lá, thân, quả nhưng hại lá là chủ yếu. Trên lá, bệnh thường phát triển từ mặt dưới của lá. Phía trên lá có những chấm nhỏ màu vàng, sau lan rộng có màu nâu, dọc theo gân lá vết bệnh hình đa giác hoặc bất định. Mặt dưới lá, chỗ vết bệnh có lớp phấn mịn màu trắng xám. Bệnh nặng, lá bị biến dạng, lá bị khô, rách, dễ gãy, lá uốn cong lên, lá rụng sớm, cây phát triển kém.

2. Biện pháp phòng trừ

- Chọn chân ruộng cao, thuận lợi tưới tiêu. Vệ sinh đồng ruộng, bón vôi khi cày bừa ngả ruộng trước khi trồng, không trồng liên tục nhiều vụ cây cùng họ trên một ruộng.

- Trồng cây khỏe, mật độ hợp lý.

- Thường xuyên tỉa nhánh, bấm ngọn, tỉa các lá già, lá che khuất, lá bị bệnh không còn khả năng quang hợp và tiêu hủy tạo độ thông thoáng và giảm sự lan truyền nấm bệnh.

- Điều tiết nước hợp lý: thực hiện tưới rãnh chủ yếu, nếu tưới nước mặt luống không nên tưới vào buổi chiều tối, không để nước đọng trong rãnh khi gặp mưa to, mưa kéo dài, sương mù nhiều, ẩm độ không khí cao.

- Tăng cường sử dụng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, bón cân đối đạm, lân, kali. Khi thời tiết ẩm độ không khí cao, cây bị bệnh, không phun phân bón lá có chứa đạm và chất kích thích sinh trưởng.

- Phun phòng định kỳ 7 – 10 ngày bằng một trong các thuốc sau: Daconil 500SC, 75WP, Ridomil Gold 68WG v.v… Khi cây bị bệnh nên kết hợp Kasumin 2L với Cabrio Top 600WDG, hoặc Kasumin 2L kết hợp với Polyram 80DF, sau 4 – 5 ngày phun nhắc lại lần 2.

Theo Bùi Văn Viện/khuyennongvn.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 338


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1096691

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71324006