Nuôi heo thâm canh khiến heo con giai đoạn cai sữa phải chịu thêm nhiều stress vì đó là thời điểm chúng dễ tổn thương trước các yếu tố lây nhiễm. Trong khi đó, ngành chăn nuôi heo toàn cầu hiện nay đang có xu hướng giảm và thậm chí loại trừ kháng sinh kích thích tăng trưởng ngay từ khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, xu hướng này đặt ra câu hỏi liệu các nguồn dinh dưỡng thiên nhiên có khả năng thay thế được kháng sinh?
Cho heo con cai sữa là một thách thức lớn trong suốt chu kỳ nuôi
Cho heo con cai sữa là một thách thức lớn trong suốt chu kỳ nuôi heo. Trong các điều kiện tự nhiên, heo nái sẽ cai sữa đàn con dần dần sau 14 ngày cho bú, nhưng trong sản xuất thâm canh, quá trình cai sữa có thể diễn ra đột ngột và bắt đầu sớm vào giai đoạn heo con 3 - 4 tuần tuổi. Cai sữa sớm vào giai đoạn này thường khiến chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể, hệ miễn dịch của heo con chưa phát triển hoàn chỉnh. Cùng đó, heo con phải chịu nhiều yếu tố gây stress gồm sự cách ly đột ngột từ heo mẹ, quá trình vận chuyển, xử lý và các yếu tố gây stress bên ngoài bởi việc phải chung đàn với nhiều heo lạ, thay đổi môi trường, thay đổi nguồn nước, nguồn thức ăn từ dạng sữa lỏng sang thức ăn thô cứng với hàm lượng protein cao hơn được chế biến từ thực vật, và cuối cùng là nguy cơ tiếp xúc với nhiều rủi ro mầm bệnh từ những heo khác. Heo thường bỏ ăn ngay sau khi cai sữa do chưa thích nghi với chế độ dinh dưỡng mới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đường ruột ở heo.
Do đó, heo con cai sữa thường dễ tổn thương trước các yếu tố lây nhiễm và sức đề kháng cũng kém hơn. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến sức khỏe của heo, khiến heo chậm lớn và thậm chí có thể tử vong. Suốt giai đoạn heo con cai sữa, sự lấn át của vi khuẩn có hại trong hệ đường suột sẽ dẫn đến bệnh tiêu chảy sau cai sữa và nhiễm khuẩn đường ruột, trong đó đáng lo ngại nhất là bệnh phân trắng. Các loại kháng sinh vẫn đang được sử dụng trong nuôi heo để kích thích tăng trưởng, phòng hoặc chữa bệnh.
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 3
Lạm dụng kháng sinh thường kéo theo rủi ro kháng vi khuẩn - hiện đang là mối đe dọa lớn tới sức khỏe cả người và vật nuôi. Sử dụng kháng sinh làm chất kích thích tăng trưởng đã bị cấm ở châu Âu từ năm 2006 và lệnh cấm này vẫn đang được mở rộng sang các khu vực khác. Tuy vậy, các loại kháng sinh bổ sung vào thức ăn vẫn được sử dụng tại một số khu vực như là một giải pháp phòng/chữa bệnh để ngăn chặn tình trạng heo chậm trăng trưởng và giải quyết các vấn đề sức khỏe khác ở heo con cai sữa.
Tại Mỹ, kháng sinh carbadox thường được sử dụng trong giai đoạn nuôi heo con cai sữa để kiểm soát bệnh viêm ruột (colibacillosis). Loại kháng sinh này luôn được sử dụng xen kẽ các chế độ dinh dưỡng suốt giai đoạn cai sữa của heo con. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh carbadox kìm hãm vi khuẩn bằng chèn vào DNA và gây ra sự đột biến ở vi khuẩn. Do đó, carbadox đã bị cấm sử dụng ở châu Âu, Canada và sắp tới ở Mỹ. Hỗn hợp oxytateracycline và neomycin cũng được sử dụng để chữa bệnh viêm ruột và viêm phổi do vi khuẩn. Sử dụng oxytateracycline và neomycin theo liều dùng thấp hơn liều điều trị để kích thích tăng trưởng cũng bị cấm tại nhiều quốc gia gồm Mỹ, vì lạm dụng kháng sinh dẫn đến tỷ lệ gen kháng thuốc rất cao.
Tìm ra chất thay thế kháng sinh để hỗ trợ tăng trưởng và duy trì sức khỏe heo con suốt giai đoạn cai sữa trở thành nhiệm vụ quan trọng. Các hãng chăn nuôi đang cân nhắc việc sử dụng phụ gia nguồn gốc thiên nhiên để ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn như axit hữu cơ và phytogenics. Tuy nhiên, hiệu quả trực tiếp lên tăng trưởng của vật nuôi của những chất này vẫn chưa thể sánh được với kháng sinh. Đây cũng là điểm yếu của phụ gia thực vật do thiếu tác động kháng khuẩn và kháng viêm.
Các chuyên gia dinh dưỡng tại Biomin đã thực hiện nghiên cứu cho heo con cai sữa ăn theo chế độ dinh dưỡng kháng khuẩn khác nhau: Chế độ ăn đối chứng (C) không chứa kháng sinh hoặc phụ gia kháng khuẩn; Chế độ ăn đối chứng dương (PC) bổ sung kháng sinh để kích thích tăng trưởng; Chế độ ăn giảm kháng sinh (C-OA) chứa kháng sinh ở pha nuôi đầu tiên và một phụ gia nguồn gốc thiên nhiên ở pha nuôi thứ 2; Và cuối cùng là chế độ ăn theo hướng tiếp cận toàn diện (OA-EO) chỉ chứa các phụ gia tự nhiên.
480 heo con cai sữa 22 ngày tuổi (trọng lượng thân (BW) = 6,22 ± 1,4 kg). Heo được chia đều vào 48 chuồng theo mật độ 10 heo/chuồng và ăn thức ăn chứa khô đậu+ngô trong 2 pha nuôi đầu. Trọng lượng thân (Hình 1) và lượng thức ăn ăn vào được ghi lại ở ngày 8, 15 và 22. Tăng trọng trung bình hàng ngày (Hình 2), lượng ăn vào trung bình hàng ngày (Hình 3) và tỷ lệ biến đổi thức ăn (Hình 4) cũng được tính toán. Kết quả cho thấy, heo ở nhóm PC có BW lớn hơn (11,19 kg, P=0.001) so nhóm C (10,53 kg) nhưng không khác nhóm C-OA (11,03 kg, P=0,382) hoặc nhóm OA-EO (10,85 kg, P=0.074). Trọng lượng thân giữa hai nhóm OA-EO và nhóm C không khác nhau (P=0,100).
Nghiên cứu này đã chứng minh ngành chăn nuôi có khả năng giảm hoặc thay thế các loại kháng sinh trong thức ăn bằng các chất thiên nhiên và cải thiện thông số tăng trưởng ở heo con cai sữa. Hiện, một số công ty chăn nuôi đã nhanh chóng ứng dụng nghiên cứu này vào sản xuất, cho ra thị trường sản phẩm thực. Đi đầu là hãng Biomin với các sản phẩm Digestarom® P.E.P. (một loại phytogenic).
Thay thế hoàn toàn kháng sinh trong chăn nuôi không dễ thực hiện một sớm một chiều và khá tốn kém. Nhưng trước khi tìm ra giải pháp tối ưu, người chăn nuôi nên chú trọng cải thiện quản lý chăn nuôi, phúc lợi động vật, hệ thống cho ăn và chất lượng thức ăn, an toàn sinh học và chương trình vaccine; đồng thời nâng cấp hệ thống chuồng trại, nâng cao trách nhiệm sử dụng các nguồn lợi sẵn có.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn