22:41 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quả bầu chủ trị trướng bụng, phù thũng, tiểu tiện ít

Thứ sáu - 03/05/2019 20:37
Theo Đông y, bầu vị hơi nhạt, tính mát (có tài liệu lại cho là vị ngọt, tính lạnh), có công hiệu giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận phổi, trừ ngứa; chủ trị các chứng như trướng bụng, phù thũng, tiểu tiện ít, phổi nóng, ho...

Quả bầu là quả của cây bầu còn gọi là bầu nậm, bầu đất, bầu canh. Là dây leo thân thảo có tua cuốn phân nhánh, phủ nhiều lông mềm màu trắng. Loài của Nam Mỹ, ngày nay đã trở thành liên nhiệt đới, được trồng phổ biến ở các vùng nóng trên thế giới. Quả thường được dùng làm rau ăn luộc hoặc nấu canh; lá cũng dùng làm rau ăn chống đói. Người ta thường thả giàn; bầu mọc rất khoẻ, sinh nhiều rễ phụ ở các đốt thân. Bầu ưa đất cao ráo.

1-158683153148961

Thịt quả bầu vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, được dùng trị chứng đái rắt, phù nề, đái tháo, mụn lở...

Vỏ bầu vị ngọt, tính bình, lợi tiểu, tiêu thũng nên cũng được dùng cho các chứng bệnh phù thũng, bụng trướng. Hạt bầu đun lấy nước súc miệng chữa bệnh sưng mộng răng lợi răng lung lay, tụt lợi. Lá bầu có vị ngọt, tính bình có thể làm thức ăn chống đói. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải thải nhiệt độc, nấu tắm cho trẻ em phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa. Quả bầu già sắc lấy nước uống có tác dụng lợi tiểu, chữa bệnh phổi phù nước (nhưng chỉ nên dùng kết hợp trị liệu trong bệnh phù nước khi ở cơ sở cấp cứu).

Ngoài ra ở Ấn Độ người ta dùng hạt bầu trong trị bệnh phù và làm thuốc trị giun; hay dầu hạt bầu sử dụng trị chứng đau đầu. Còn loại bầu đắng thì tính lạnh, hơi độc, tác dụng lợi tiểu, thông đái rắt, tiêu thũng.

Bộ phận dùng làm thuốc là quả và hạt. Quả thường có tên gọi là hồ lô. Rễ, lá, tua cuốn, hoa cũng được sử dụng.

Tuy nhiên không sử dụng bầu cho những người bị phong hàn, ăn không tiêu vì bầu có tính mát nên sẽ gây đau bụng nếu ăn nhiều.

Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu chữa bệnh từ bầu:

Dùng trong đái tháo đường, đái rắt hay máu nóng sinh nở: Thịt bầu 50 - 100g nấu thành canh ăn hằng ngày.

Trị chứng vàng da: Rễ bầu sắc lấy nước thêm chút đường uống (theo kinh nghiệm ở Ấn Độ).

Phổi nóng, sinh ra ho: Quả bầu 50g đun lấy nước uống thay trà trong ngày.

Trị răng lung lay, viêm tụt lợi: Hạt bầu 20g, ngưu tất 20g, nấu lấy nước ngậm và súc miệng ngày 3 - 4 lần.

Bụng trướng tích nước, tiểu tiện ít: Lấy quả bầu tươi 50 - 100g, đun lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy vỏ bầu 30g, vỏ dưa hấu 30g, vỏ bí ngô 30g, hợp lại sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Báng nước do côn trùng đốt thời kỳ cuối: Vỏ bầu 15g đun lấy nước súc miệng ngày 3 - 4 lần.

Viêm gan, vàng da, sỏi đường niệu, tăng huyết áp: Quả bầu tươi 500g, rửa sạch vắt lấy nước cốt và trộn đều với 250ml mật ong rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 - 50ml.

Viêm lợi miệng, tụt lợi, răng lung lay, sưng mộng răng: Hạt bầu 20g, ngưu tất 20g, nấu lấy nước ngậm và súc miệng ngày 3 - 4 lần. súc miệng ngày 3 - 4 lần.

Hay lấy hạt bầu 30g, đun nước ngậm, súc miệng.

Chữa đái rắt: Quả bầu 50g, rau má 30g, râu ngô 10g, rễ cỏ tranh 20g. Sắc nước uống.

Bí tiểu tiện: Quả bầu 200g, hành củ 5 củ cả lá rễ. Sắc nước uống.

Chữa phù thũng: Dùng cả quả (vỏ thịt, hạt) sắc với dấm chua lấy nước uống.

Sưng bìu dái căng bóng: Trái bầu tươi nấu nước uống, ngậm rửa.

Rong huyết sau đẻ: Vỏ bầu già khô (lấy mảnh vỡ cũng được) đập nát đốt thành than tán bột. Uống với nước. Bệnh ngoài da (lở ngứa, rôm sẩy), phòng sởi đậu ở trẻ em: dùng tua cuốn dây bầu nấu với nước để tắm rửa.

Giải thai độc: Dùng tua cuốn và hoa bầu nấu nước uống.

Bổ thận chữa đau lưng: Hạt bầu nấu canh bầu dục lợn để ăn cái uống nước.

Sản phụ thiếu sữa: Hạt bầu bỏ vỏ sao vàng 40g, đậu đỏ 100g, gạo nếp 100g, nấu cháo ăn hàng ngày. Có thể hầm cùng móng giò lợn.

Chữa  sỏi đường niệu, tăng huyết áp: Quả bầu tươi 500g, rửa sạch vắt lấy nước cốt và trộn đều với 250ml mật ong rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 - 50ml . Mỗi liệu trình từ 5-7 ngày.

Chữa táo bón: Quả bầu 50g, khoai lang 50g, đường đỏ 30g. Nấu nước uống 3 lần trong ngày. Nếu không đỡ uống liền 5 ngày.

Trị mụn nhọt tái phát hàng năm vào mùa hè ở trẻ em: Trái bầu non nấu canh thịt heo nạc với lát gừng, cho trẻ ăn.

Tiêu chảy ra nước (nhiệt tả): Vỏ bầu 1 nắm sao vàng sắc uống.

Đầy bụng không tiêu: Vỏ bầu khô hầm trong nồi kín cho thành than tán mịn. Mỗi lần lấy 1 thìa to uống với nước ấm. Cho vài lát gừng càng tốt.

Theo HOÀNG XUÂN ĐẠI/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 283

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 280


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 788410

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71015725