20:31 EDT Thứ tư, 15/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quản lý thức ăn cho cá

Chủ nhật - 07/04/2013 22:29
Không chỉ lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng, phù hợp từng giai đoạn phát triển của cá..., người nuôi cần bảo quản thức ăn đúng cách để thức ăn được sử dụng hiệu quả nhất.

Lựa chọn thức ăn

Cần lựa chọn thức ăn theo tập tính cũng như giai đoạn phát triển của cá.

Hiện nay, trên thị trường các dạng thức ăn công nghiệp cho cá thường bao gồm thức ăn nổi hay dạng viên nén (dạng chìm). Các dạng thức ăn này đều đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cá, song một số loài cá ưa thức ăn nổi, số khác lại thích thức ăn chìm. Cho ăn bằng thức ăn viên nổi có nhiều ưu điểm quan sát được lượng thức ăn cá sử dụng, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

Chọn kích cỡ thức ăn phù hợp kích cỡ cá: Thức ăn có nhiều dạng, như dạng mảnh cho cá nhỏ, thức ăn viên cho cá nuôi thương phẩm với kích cỡ viên khác nhau. Thông thường, đường kính viên thức ăn bằng 20 - 30% đường kính miệng cá. Viên quá nhỏ sẽ dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc tìm kiếm thức ăn đến khi cá thoả mãn nhu cầu, viên quá lớn sẽ khó ăn.

Kích thước viên thức ăn phụ thuộc vào từng loại và kích cỡ cá - Ảnh: Lê Hoàng Vũ

 

Khẩu phần và số lần cho ăn

Điều này phụ thuộc kích cỡ cá. Cá bột và cá hương thường có nhu cầu protein và số lần cho ăn nhiều hơn so cá lớn. Ở giai đoạn cá nhỏ, nhu cầu năng lượng lớn, cá gần như có nhu cầu ăn liên tục nên phải cho ăn hằng giờ. Khi cá lớn lên, hàm lượng protein và số lần cho ăn có thể giảm so giai đoạn cá nhỏ. Thông thường, thay vì chuyển sang thức ăn có hàm lượng protein thấp hơn, người nuôi thường giảm số lần cho ăn trong ngày khi cá lớn.

Ngoài ra, lượng thức ăn và số lần cho ăn còn tùy theo loài, hay các yếu tố nhiệt độ, mùa vụ, môi trường, mật độ thả... Ví dụ, mùa đông, nhiệt độ nước ao thấp, số lần cho ăn và lượng thức ăn mỗi lần giảm đi đối với các loài cá nước ấm; không nên cho cá ăn khi nồng độ ôxy hòa tan trong nước thấp, thời điểm sáng sớm.

Một trong những lưu ý quan trọng khi cho cá ăn là không cho ăn quá nhu cầu, bởi sẽ gây lãng phí, ô nhiễm môi trường, làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước, tăng nhu cầu ôxy sinh hóa và vi khuẩn có hại. Chỉ nên cho cá ăn lượng thức ăn mà cá có thể ăn hết trong 25 phút.

Bảo quản thức ăn

Thức ăn cần được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Trong điều kiến độ ẩm cao, thức ăn dễ bị mốc; do vậy quá trình vận chuyển, bảo quản tránh làm vỡ hay rách bao bì.

Thời gian bảo quản thức ăn không quá 2 tháng. Tốt nhất, chỉ nên mua, phân phối và sử dụng thức ăn trong 1 tháng. Tuân thủ nguyên tắc “nhập trước, xuất trước”, nghĩa là bao thức ăn mua về trước phải dùng trước, bao hỏng hoặc quá hạn phải bỏ.

>> Để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn, người nuôi tính toán hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR): FCR= Tổng lượng thức ăn đã cho cá ăn / Tổng lượng cá tăng lên đến lúc thu hoạch. Thông thường, FCR khoảng 1,5 - 2 là thức ăn tốt cho hầu hết đối tượng nuôi.

Huyền Linh
Nguồn:thuysanvietnam.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thức ăn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 214


Hôm nayHôm nay : 59553

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 822006

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61143963