11:17 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rau an toàn "chào thua": Bấp bênh

Thứ tư - 29/10/2014 20:02
Vốn là địa phương rất mạnh SX rau màu vụ đông, nhưng bài toán ổn định đầu ra cho nông dân thì Thanh Hóa chưa làm được.
Quy mô nhỏ lẻ, nguồn lực đầu tư hạn chế khiến nông dân quay lại SX rau truyền thống

Quy mô nhỏ lẻ, nguồn lực đầu tư hạn chế khiến nông dân quay lại SX rau truyền thống

Bởi lẽ hầu như năm nào bà con cũng phải đổ đi hàng chục, hàng trăm tấn rau vì ế ẩm, thua lỗ.

Tự tiêu thụ

Câu chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa” xảy ra trên tất cả các loại cây trồng, nhưng đối với cây lúa, cây ngô thì tổn thất cũng không nặng nề lắm vì tháng này chưa bán được thì để tháng sau bán. Riêng cây rau màu, với chu kỳ SX dao động từ 30 - 45 ngày, nếu thu hoạch xong không tiêu thụ được thì chỉ còn nước đổ cho bò, cho lợn ăn, thiệt hại không hề nhỏ.

Ông Nguyễn Xuân Châu, Chủ nhiệm HTXNN Quảng Thắng, TP Thanh Hóa cho hay, thị trường tiêu thụ RAT ở Thanh Hóa đang theo kiểu “ăn đong”, trong khi đó ranh giới giữa RAT và không an toàn gần như bằng "mo" nên các HTX phải bán cho các bếp ăn tập thể của nhà trường hoặc các khu công nghiệp (KCN).

Tuy nhiên, lượng hàng các bếp ăn, KCN tiêu thụ chỉ khoảng 25 - 30%, còn lại nông dân phải đem ra chợ đầu mối bán.

“Sở dĩ tôi nói như vậy bởi rất nhiều bếp ăn tập thể của nhà trường, KCN mặc dù ký hợp đồng mỗi ngày lấy 10 kg rau cải của chúng tôi nhưng thực tế chỉ lấy 3 kg để che mắt cơ quan chức năng, còn 7 kg nữa thì đi mua ngoài chợ nhằm giảm chi phí. Làm ăn kiểu này làm sao khuyến khích nông dân SX được”, ông Châu bức xúc.

Theo hạch toán của các hộ dân, đầu tư 1 sào rau cải theo mô hình hết khoảng 1,5 - 2 triệu đồng, thu hoạch từ 8 tạ đến 1 tấn rau, bán giá tương đương với rau SX thông thường cũng được 3,5 - 4 triệu, sau khi trừ chi phí còn lãi trên dưới 2 triệu đồng.

“Nếu đầu ra ổn định thì làm RAT thu nhập khá cao nhưng vì không có đơn vị nào thu mua nên chúng tôi phải đem ra chợ đầu mối bán. Mang tiếng là RAT nhưng đôi khi còn bán giá thấp hơn rau không an toàn từ 2.000 - 3.000 đ/kg”, chị Lê Thị Sáu, thôn 8, phường Quảng Thắng nói.

Chị Sáu cho biết, nhiều khi bán giá thấp nhưng người tiêu dùng cũng không mua vì RAT hạn chế phun thuốc BVTV nên không xanh non bằng rau SX bình thường. Đặc biệt, cơ quan quản lý nhà nước chưa hỗ trợ HTX, nông dân xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm nên RAT đang bị lép vế.

Một HTX có bề dày truyền thống như Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hóa nhưng cũng chỉ bao tiêu được 50% sản phẩm cho nông dân thông qua siêu thị Big C, khách sạn Lam Kinh, nhà hàng Dạ Lan...

Có thể nói, chính sách khuyến khích phát triển RAT tỉnh Thanh Hóa ban hành năm 2013 đã phần nào “đỡ đầu” các mô hình duy trì hoạt động. Nhưng với tình trạng đầu tư dàn trải, nhỏ giọt, chưa quan tâm đến đầu ra thì liệu khi hết hỗ trợ các dự án này đi về đâu.

Theo ông Nguyễn Chí Công, Chủ nhiệm HTXNN Hoằng Hợp, sở dĩ RAT ở Thanh Hóa khó xâm nhập vào các siêu thị, nhà hàng lớn là vì các HTX không đủ doanh số cung ứng quanh năm cho họ, hơn nữa các mô hình chủ yếu SX cà chua, bí xanh, rau muống, mướp, mồng tơi… còn các mặt hàng mang giá trị cao như súp lơ, lách, bắp cải thì không SX được do điều kiện thời tiết, buộc siêu thị, nhà hàng phải nhập từ các tỉnh phía Bắc, phía Nam về.

Một lý do khác khiến RAT chưa thể nhân rộng là do giá thu mua của các doanh nghiệp rẻ dẫn đến hiệu quả kinh tế đạt thấp.

Cần quản lý chặt hơn

Lâu nay, nông dân Thanh Hóa SX rau vẫn quen với tư duy tự phát, a dua, thấy giá cả đắt là đổ xô trồng mà không tính đến đầu ra nên mới dẫn đến tình trạng một số thời điểm rau cho không cũng chẳng ai lấy.

08-54-45_3
Cơ sở vật chất hạ tầng ở xã Hoằng Hợp chưa đáp ứng được nhu cầu SX RAT

“Để thay được đổi tư duy của bà con, chúng tôi đã rất vất vả rồi, giờ hiệu quả kinh tế giữa RAT và không an toàn chẳng khác gì nhau nên nông dân đang dần quay lại SX rau thông thường. Một điều đáng buồn là cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận RAT thì rất khắt khe trong khi chứng nhận đảm bảo VSATTP cho các cơ sở tiêu thụ lại dễ dàng”, ông Công nói.

“Nếu có 5 - 10 khách sạn, siêu thị, bếp ăn tập thể ký hợp đồng cam kết bao tiêu hết sản phẩm của một HTX thì tôi nghĩ HTX sẽ tâm huyết SX, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô ngay”, ông Nguyễn Chí Công, Chủ nhiệm HTXNN Hoằng Hợp.

Cũng theo ông Công, không ít lần ông nhận được thông tin một số khách sạn, nhà hàng, siêu thị bảo rằng rau mà họ chế biến được ký hợp đồng thu mua ở HTX Hoằng Hợp nhưng thực tế là mua từ chợ đầu mối.

“Nếu các cơ quan quản lý không làm nghiêm túc, đồng bộ, không kiểm tra thường xuyên nguồn gốc hàng hóa thì tôi dám chắc rau từ chợ đầu mối, thậm chí rau Trung Quốc sẽ vào hết các siêu thị, nhà hàng, trường học, KCN… thực trạng này vô hình chung giết chết các mô hình RAT mà tỉnh, huyện đã đầu tư”, ông Công nhận định.

Trao đổi với NNVN, ông Mai Xuân Phương, Trưởng phòng Quản lý chất lượng (Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Thanh Hóa) cũng thừa nhận: “Có tình trạng các nhà hàng, bếp ăn tập thể nhập rau không an toàn về chế biến. Trong khi đó việc kiểm tra, giám sát của các đơn vị như Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở Công thương về nguồn hàng chưa chặt chẽ”.

Nói về thực trạng RAT hiện nay ở Thanh Hóa, ông Phương cho rằng, hầu hết các mô hình cũng chỉ đang hoạt động ở dạng mô hình, chưa thể nhân rộng được, thậm chí có những mô hình "chết yểu".

Cụ thể là mô hình ở xã Bình Minh, huyện Tĩnh Gia. Năm 2011, xã này được UBND huyện đầu tư khoảng 400 triệu đồng SX RAT để cung cấp cho Khu Kinh tế Nghi Sơn, tuy nhiên mô hình chỉ hoạt động cầm chừng được một thời gian ngắn thì nông dân quay lại SX truyền thống.

“Hiện nay 90% sản phẩm nông dân SX ra vẫn phải tự tìm thị trường tiêu thụ, hơn nữa hiệu quả kinh tế từ SX RAT cũng chưa cao nên cả đơn vị tổ chức và nông dân đều không mấy mặn mà”, ông Phương nhấn mạnh.

THANH NGA
Theo: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180


Hôm nayHôm nay : 43302

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 949793

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72632502