20:17 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rau dền mọc khỏe, trồng cũng khỏe

Chủ nhật - 12/02/2012 21:40
Rau dền là loại rau mùa hè, mọc rất khỏe. Là loại rau có lá hình thoi hay hình ngọn giáo, thon hẹp ở gốc, nhọn tù, rau dền có bộ rễ khoẻ, ăn sâu nên chịu hạn và chịu nước rất giỏi.

Rau có hạt nhỏ, hạt có lớp vỏ sừng nên giữ được sức nảy mầm rất lâu ngay cả trường hợp bị vùi sâu trong đất.

Rau dền sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 25 – 300C, nếu có độ ẩm cao thì cây cho nhiều cành lá. Rau dền có thể trồng quanh năm nhưng thời vụ gieo trồng tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm.

Rau dền mọc khỏe, ít sâu bệnh, có thể thu hoạch sau 30 ngày.

Có 2 loại giống rau dền có thể trồng làm rau ăn là dền trắng và dền đỏ. Dền trắng (còn gọi là dền xanh) có thân, lá đều xanh, phiến lá hẹp, hình lá liễu (nên còn có tên là dền lá liễu). Còn dền đỏ (còn gọi là dền tía) là loại rau có lá hơi tròn đều hoặc tròn như vỏ hến, có loại lá dài to; thân, cành, lá có màu huyết dụ.

Ngoài ra, còn có rau dền cơm cũng là một loại cây thân thảo, phân nhiều nhánh từ gốc, thân có khía màu xanh nhạt; lá hình thoi hoặc hình trứng có cuống dài bằng phiến. Rau dền cơm cũng là món rau ăn thông thường ở gia đình nông thôn, có thể dùng bằng cách luộc hoặc nấu canh.

Vì hạt rau dền rất nhỏ nên cần phải làm đất thật kỹ (làm đất nhuyễn) để hạt dền nảy mầm đều. Khi gieo nên trộn hạt với tro bếp để gieo cho đều. Làm luống với kích thước chiều rộng từ 0,9–1,0m, còn chiều dài tùy theo kích thước vườn. Lượng hạt giống gieo ở vườn ươm từ 1,5–2 gr/m2. Sau khi gieo khoảng 25–30 ngày thì nhổ cấy (cây cao 10–15cm), trồng với khoảng cách: 15 x 15cm hoặc 12 x 20cm.

Bón phân: Trước tiên bón lót cho cây, kết hợp với làm đất, với liều lượng từ 1,2 – 1,5 tấn phân chuồng/1.000m2. Sau khi cấy từ 5 – 7 ngày lúc cây đã phục hồi nên bón thúc bằng phân urê pha thật loãng với liều lượng 4 kg/1.000m2. Tưới đủ nước cho cây 1 lần/ngày.

Rau dền ít bị sâu bệnh, nếu có chủ yếu là các loài sâu ăn lá như sâu róm, sâu xanh, sâu khoang. Có thể dùng Sherpa hoặc Sherzol để phun phòng trị. Nhưng lưu ý khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly. Không được dùng các loại thuốc cấm, không sử dụng quá liều quy định.

Sau khi cấy ra vườn trồng 25 – 30 ngày thì tiến hành thu hoạch bằng cách nhổ cả cây, rửa sạch đất, cắt bỏ gốc và bỏ vào bao bì để rau có giá trị hơn khi đem bán. Trong trường hợp bà con nông dân muốn ăn rau non, có thể thu hoạch lúc cây cao 10 – 15cm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 170

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 167


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 966436

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72649145