01:45 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rong biển vừa nuôi thành công ở Quảng Ngãi có nguồn gốc từ đâu?

Thứ năm - 19/12/2019 22:37
Rong nho biển vừa được nuôi thành công tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có nguồn gốc tại Nhật Bản, mô hình hứa hẹn là nghề mới cho người dân và bổ sung nguồn rong biển cho huyện đảo.

Mô hình nuôi rong nho biển được Viện Nghiên cứu Hải sản (Bộ NN&PTNT) triển khai thực hiện trong hai năm (2018 – 2019). Rong nho được nuôi bằng nước biển trong 5 bể xi măng với diện tích 50m2.

Trang thiết bị nuôi gồm vỉ lưới, máy sục khí và hệ thống xả thải. Phương pháp nuôi rong nho khá đơn giản, rong được cho vào trong vỉ lưới đặt trên nền đáy bể đã có cát. Vỉ lưới được xếp thành 2 hàng dọc theo bể, mỗi hàng 5 vỉ.

Qua 6 đợt nuôi, rong phát triển tốt, thân rong cao 5cm có màu xanh sáng bóng, mềm và mọng nước. Mỗi tháng cung cấp trên 100kg rong nho thành phẩm cho huyện đảo.

 rong bien vua nuoi thanh cong o quang ngai co nguon goc tu dau? hinh anh 1

Rong nho biển được nuôi tại Lý Sơn.

Ông Đỗ Anh Duy - Viện Nghiên cứu Hải sản, cho biết quy trình thực hiện mô hình này tương đối đơn giản, yêu cầu đầu tiên là nguồn nước phải đảm bảo mặn cao và ổn định từ 30-34%, thứ 2 là vị trí nuôi trồng, tốt nhất là xây bể ven biển để thuận tiện cho việc bơm cấp và thay nước biển để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho rong nho sinh trưởng và phát triển, thứ 3 là nuôi rong nho không đòi hỏi cao về kỹ thuật cũng như công chăm sóc và quản lý.

Theo ông Duy, ở Việt Nam loài rong nho này đã phát hiện phân bố tự nhiên ở đảo Phú Quý, Côn Đảo và Phú Quốc, Lý Sơn nhưng các dạng này không được nuôi trồng do kích thước nhỏ. Rong nho đang nuôi trồng ở Lý Sơn có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Hiện nay, nghề nuôi trồng rong nho biển đang phát triển rộng rãi tại khu vực tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên do chúng có tốc độ tăng trưởng cao, điều kiện môi trường sống phù hợp với địa phương ven biển và có giá trị xuất khẩu lớn.

Rong nho có giá trị kinh tế và dinh dưỡng rất cao, vì trong rong nho có khoáng vi lượng, vitamin, axit amin...rất có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, mô hình này có triển vọng rất lớn và phát triển mạnh tại các huyện đảo.

Mô hình nuôi rong nho biển trong bể xi măng thành công mở ra hướng làm kinh tế mới cho người dân Lý Sơn, giúp người dân chuyển đổi ngành nghề, thay thế các phương thức canh tác không hiệu quả. Bởi rong nho dễ nuôi, tốc độ phát triển nhanh, chi phí đầu tư thấp, vốn đầu tư ban đầu trên 120 triệu đồng để xây bể, trang thiết bị hỗ trợ....

Rong nho giống có giá từ 60.000 - 80.000 đồng/kg. Thời gian thu hoạch ngắn, chỉ từ 30 – 40 ngày, những lần thu hoạch tiếp theo cách nhau 10-15 ngày.

Ông Nguyễn Đình Trung – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Lý Sơn, cho biết hiệu quả ban đầu của mô hình nuôi rong nho biển đem lại rất cao, nếu một hộ gia đình tham gia thực hiện mô hình với diện tích khoảng 50m2, sau khi trừ chi phí mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đồng.

“Viện nghiên cứu Hải sản chuyển giao cho huyện, Trung tâm là đơn vị tiếp nhận và sẽ nhân rộng mô hình này cho người dân tham gia; đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho người dân xây bể và chăm sóc rong nho và tìm đầu ra cho sản phẩm”, ông Trung nói.

Sau khi mô hình đạt hiệu quả, một nhà hàng trên đảo Lý Sơn cũng đã đăng ký nhận mô hình này tiếp tục đầu tư phát triển.

Bà Nguyễn Thị Kim Vương, nhà hàng Hải Âu Lý Sơn chia sẻ: “Là hộ kinh doanh trực tiếp tham gia mô hình nuôi rong nho biển của Viện Nghiên cứu Hải sản thì thấy đây là mô hình mang lại hiệu quả rất cao, mặc dù người dân và du khách chưa biết đến nhiều về loại rong nho này, nhưng khi đến đảo và được thưởng thức món rong biển này thì đều hài lòng”.

Trong những năm gần đây, lượng du khách ra đảo Lý Sơn tham quan và thưởng thức sản vật biển rất nhiều. Tuy nhiên, rong biển trên đảo Lý Sơn ngày khan hiếm. Do đó, việc đưa một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế như rong nho ra Lý Sơn, một mặt sẽ cung cấp nguồn rau xanh phục vụ cho du khách, một mặt phát triển kinh tế hộ gia đình.
Theo Hữu Danh (Cổng TTDT tỉnh Quảng Ngãi)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 116


Hôm nayHôm nay : 17248

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 163121

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73210092