20:57 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

SỐC: Sâu lạ đục lỗ từ vỏ vào tới ruột, tấn công hàng loạt ruộng khoai ở ĐBSCL

Thứ năm - 13/11/2014 02:09
Nhiều hộ dân ở các vùng chuyên canh trồng khoai lớn ở ĐBSCL hiện đang khốn khổ, thua lỗ nặng nề vì bị sâu lạ tấn công ruộng khoai. Điều đáng nói là loại sâu này đã xuất hiện gần 3 năm nay, nhưng ngành chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu.

Trắng tay vì sâu lạ

Về các xã Thành Đông, Thành Trung và Tân Thành – 3 địa phương có diện tích trồng khoai lang lớn nhất huyện Bình Tân (Vĩnh Long), chúng tôi thấy đã có nhiều ruộng khoai được thu hoạch. Tuy nhiên, trái với không khí vui tươi, sôi động như vài năm trước, nhiều chủ ruộng than thua lỗ mà nguyên nhân chính là do ruộng khoai bị con “tàn mạt” (theo cách gọi của người dân - PV) tấn công.


Người dân ở vùng chuyên canh khoai lang huyện Bình Tân thua lỗ nặng do sâu lạ tấn công.

Lão nông Nguyễn Văn Vinh ở xã Tân Thành cho biết: “Tôi dồn tất cả công sức và vốn vào 7.000m2 khoai lang tím Nhật nhưng gần đến ngày thu hoạch thì phát hiện bị con tàn mạt tấn công, khiến phần lớn củ khoai đều bị đục lỗ từ vỏ vào tới ruột. Thương lái xem khoai đều lắc đầu chê, không muốn mua. Tôi năn nỉ lắm họ mới chịu trả giá 100.000 đồng/tạ (60kg), trong khi giá thị trường hiện gần 400.000 đồng/tạ”.

Ông Sơn Văn Luận - Chủ tịch HĐQT HTX Khoai lang Tân Thành (huyện Bình Tân) cho biết: “Nhiều trường hợp bà con bị thua lỗ nặng vì con tàn mạt gây hại khoai lang, bởi bán với giá 100.000 đồng/tạ thì người dân lỗ khoảng 700.000 đồng/công. Những hộ bán được khoai cũng còn may, vì không ít hộ phải bỏ luôn ruộng khoai, vì nếu thuê nhân công thu hoạch thì sẽ bị lỗ thêm”.

Không riêng gì huyện Bình Tân mà người trồng khoai lang nhiều nơi khác trên địa bàn ĐBSCL cũng gặp tình trạng tương tự. Ông Nguyễn Thanh Tài ở ấp Hòa Hiệp, xã Hòa Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp) buồn so nói: “Tôi có 1,5ha khoai lang nhưng bị con tàn mạt tấn công hết nên thương lái mua với giá rất thấp, không đủ để trả tiền thuê người thu hoạch nên tôi cho luôn thương lái ruộng khoai của mình. Tính sơ bộ, tôi lỗ khoảng 13 triệu đồng/công”.

Ông Nguyễn Văn Thanh ngụ ở ấp Hòa Mỹ (thị trấn Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) cũng cho biết thêm: “Vùng trồng khoai ở ấp này cũng xuất hiện sâu lạ tấn công trên củ và lá nên nông dân rất lo lắng. Thời gian qua, tôi đã thuê người canh, phun xịt thuốc bằng máy liên tục nhưng không ăn thua”.

Chưa có biện pháp ngăn chặn

Nông dân Nguyễn Thanh Tài
  Tôi có 1,5ha khoai lang nhưng bị con tàn mạt tấn công hết nên thương lái mua với giá rất thấp, không đủ để trả tiền thuê người thu hoạch nên tôi cho luôn thương lái ruộng khoai của mình. Tính sơ bộ, tôi lỗ khoảng 13 triệu đồng/công”.
Trao đổi với NTNN, nhiều nông dân cho biết, con tàn mạt có kích thước rất nhỏ, phần đầu màu trắng, thân sọc đen, không có lông, đặc biệt di chuyển rất nhanh nên khó phát hiện. Khi phát hiện được thì phần lớn các củ khoai đã bị đục khoét nên phun xịt thuốc hóa học cũng đã quá muộn.

Còn theo các cơ sở thu mua khoai lang xuất khẩu thì thời gian qua, họ cũng phải mất rất nhiều công phân loại, kiểm tra khoai xem có bị sâu đục lỗ hay không để loại bỏ ngay, tránh tình trạng bị trả lại hàng.

Theo người dân, con tàn mạt đã xuất hiện tại nhiều vùng trồng khoai ở ĐBSCL từ đầu năm 2012, nhưng đến nay ngành chức năng các địa phương vẫn “đang trong giai đoạn tìm hiểu, nghiên cứu” nên chưa đưa ra các biện pháp phòng trị hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Con tàn mạt thực chất là một loại sâu, hiện Chi cục BVTV tỉnh đang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện đề tài nghiên cứu về loại sâu trên để từ đó xây dựng quy trình phòng, trị bệnh”.

Anh Bành Ngọc Nghĩa - cán bộ phụ trách đề tài nghiên cứu trên (thuộc Chi cục BVTV tỉnh Vĩnh Long) thông tin: “Đề tài mới triển khai từ tháng 5.2014 nên dự kiến đến tháng 5.2015 mới có kết quả. Hiện chúng tôi chỉ hướng dẫn chung cho người dân theo quy trình quản lý sâu bệnh tổng hợp, phải đợi khi nào có kết quả nghiên cứu đề tài thì mới đưa ra quy trình phòng trị cụ thể”.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 172


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 967768

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72650477