02:22 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất cà rốt xuất khẩu

Thứ sáu - 12/04/2019 10:43
Một doanh nghiệp đã về Thanh Hóa tích tụ đất sản xuất cà rốt xuất khẩu sang thị trường các nước Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc. Nông dân, ngoài việc cho thuê đất với giá hời còn được nhận vào làm công nhân tại nhà máy sơ chế.

10-36-57_2
Cây cà rốt phát triển tốt trên đồng đất pha cát của huyện Hoằng Hóa

Vụ đông xuân 2018-2019, Công ty TNHH Kim Huy Việt Nam đã thuê 52 ha đất canh tác của trên 1.000 hộ dân tại 3 xã Hoằng Đạo, Hoằng Lưu và Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa để trồng cà rốt xuất khẩu. Đây đều là diện tích đất pha cát, lâu nay người dân sản xuất các cây trồng truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp. Thiếu nhân lực, nhiều hộ bỏ không, gây lãng phí tài nguyên. Hợp đồng thuê đất giữa người dân và doanh nghiệp được ký 10 năm, với giá 1,7 triệu 1 sào (500 m2)/năm. Từ năm thứ 6 trở đi, giá thuê đất sẽ tăng thêm 25%.

Nhận thấy lợi ích thiết thực, huyện Hoằng Hóa đã phối hợp cùng chính quyền, tổ chức đoàn thể các xã tuyên truyền, vận động người dân tích tụ, cho doanh nghiệp thuê lại quyền sử dụng đất.

Sau khi thuê được đất, tháng 9/2018, Công ty TNHH Kim Huy Việt Nam đã tổ chức sản xuất, lắp hệ thống béc tưới tự động hiện đại. Cây cà rốt được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên sinh trưởng, phát triển tốt, củ to, đều, đạt kích cỡ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ông Nguyễn Huy Cương, xã Hoằng Đạo cho biết, sau khi góp 2 sào đất cùng với nhiều hộ dân trong xã cho doanh nghiệp thuê để trồng cà rốt, ông trở thành 1 trong những công nhân phụ trách hệ thống nước tưới tự động cho vùng trồng cà rốt của doanh nghiệp, với thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Điều ông thấy phấn khởi là trên thửa đất trước kia mình chỉ trồng được cây vừng, cây lạc, nay đã hình thành vùng nông sản hàng hóa có giá trị xuất khẩu.

“Cùng thửa đất như thế nhưng có doanh nghiệp vào, sản xuất quy mô lớn, khoa học thì thấy rõ hiệu quả kinh tế. Ngoài tiền cho thuê đất, một số người dân còn được nhận làm công nhân của công ty. Chúng tôi mong công ty hoạt động hiệu quả, ổn định và làm đúng cam kết với nhà nông” – ông Cương cho hay.

Đến những ngày đầu tháng 4/2019, lứa cà rốt đầu tiên đã cho thu hoạch, năng suất ước đạt 4-4,2 tấn củ/sào (80-84 tấn/ha). Một xưởng sơ chế cà rốt với tổng mức đầu tư 11 tỷ đồng cũng được Công ty TNHH Kim Huy Việt Nam xây dựng tại xã Hoằng Lưu. Tổng số lao động được sử dụng trên các cánh đồng và xưởng sản xuất là 180 người, trong đó có 120 lao động thường xuyên với mức thu nhập bình quân 4,5-7 triệu đồng/người/tháng. Cà rốt sau khi thu hoạch được sơ chế đóng gói tại nhà máy sau đó xuất khẩu.

10-36-57_3
Cà rốt xuất khẩu mở ra hướng đi mới trong nông nghiệp công nghệ cao tại Thanh Hóa

Ông Lê Xuân Lâm, người được giao giám sát quá trình sơ chế cà rốt tại xưởng cho biết: “Mục tiêu của công ty là tích tụ được 110 ha cà rốt để sơ chế xuất khẩu nhưng hiện tại công ty mới chỉ được 52 ha. Công suất sơ chế của xưởng có thể đạt 80 tấn củ/ngày nhưng nguyên liệu hiện mới chỉ được 20 tấn củ/ngày. Mục tiêu của công ty là nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân và đưa củ cà rốt Việt Nam ra thị trường quốc tế. Chỉ ít ngày nữa thôi, lô cà rốt sơ chế đầu tiên sẽ được chuyển cho các đối tác nước ngoài”.

Theo ông Lê Huy Cường, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hoằng Hóa, địa phương vẫn còn nhiều tiềm năng để mở rộng diện tích trồng cà rốt. Nếu đây là một mối liên kết bền vững thì huyện sẽ khuyến khích doanh nghiệp tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp lớn.

“Hoằng Hóa còn khoảng 100 ha có thể chuyển đổi sang trồng cà rốt. Mục tiêu của huyện là nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích để nâng cao đời sống cho người nông dân. Chính vì vậy, nếu đây là một mối liên kết bền vững thì huyện sẽ hết sức hỗ trợ”, ông Cường chia sẻ.
Theo Võ Văn Dũng/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 197

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 193


Hôm nayHôm nay : 31474

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 797037

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71024352