Nguy cơ về cây có múi
Đánh giá về kết quả quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ông Trần Công Thắng – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng: “Sự sáng tạo và sức lao động của người dân đã giúp nhiều ngành hàng của chúng ta đứng top trên thế giới. Ngoài ra còn những yếu tố “kéo đẩy” là thị trường: chúng ta rất chịu khó hội nhập thị trường, đến nay đã ký 14 hiệp định thương mại tự do, giúp điều chỉnh được sản xuất và tuân thủ được những quy định nghiêm ngặt của thị trường khi hội nhập” - ông Thắng nói.
Đồng quan điểm này, ông Trần Gia Long - Vụ Kế hoạch (Bộ NNPTNT) nhấn mạnh, dù năm 2019 được đánh giá gặp nhiều khó khăn nhưng với việc Bộ NNPTNT ban hành kế hoạch hành động kịp thời, thực hiện trên tất cả các lĩnh vực nên sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại ngành vẫn có những kết quả thực chất.
Diện tích cây có múi đang phát triển quá nóng, nguy cơ xảy ra dư thừa, được mùa - mất giá... (ảnh tư liệu)
Trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, lĩnh vực thủy sản được coi là một điểm sáng với kim ngạch xuất khẩu tăng vọt. Về những kết quả của ngành thủy sản trong những năm qua, ông Trần Đình Luân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, hiện mỗi năm chúng ta có 1,3 triệu ha nuôi trồng thủy sản, và thời gian tới sẽ tăng lên 1,5-1,7 triệu ha. Ngay cả những phụ phẩm thủy sản cũng sẽ trở thành nguyên liệu sản xuất cho một số ngành hàng khác…
“Tôi lấy ví dụ, với 5.400ha nuôi cá tra thì bà con đều có lãi với trên 80 sản phẩm thay vì 1-2 sản phẩm như trước. Đối với những mô hình về tôm, chúng ta có thể dùng từ “in được tôm” nghĩa là chủ động được nguyên liệu, chủ động được sản xuất, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật” – ông Luân nhấn mạnh.
Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp cũng còn một số hạn chế, nhất là việc phát triển quá nóng một số diện tích cây ăn quả. Ông Nguyễn Quốc Mạnh - Trưởng phòng Cây lương thực - ăn quả (Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT) thừa nhận đang có sự tăng trưởng “nóng” một số loại cây trồng. Ông Mạnh cho biết, từ năm 2014 đến nay, diện tích cây ăn quả cả nước tăng khoảng 7-8%/năm, cá biệt một số cây tăng rất nhanh như cam tăng 15-20%/năm, bưởi tăng 15%, sầu riêng tăng 30%...
Diện tích sầu riêng cũng tăng nhanh, từ 43.000ha lên 55.000ha năm 2018, thị trường chính là Trung Quốc lại chưa mở cửa được, nên bà con nông dân hết sức cân nhắc khi mở rộng diện tích”. Ông Trần Quốc Mạnh |
“Cục đề nghị bà con nông dân hết sức thận trọng trong việc phát triển một số loại cây trồng có diện tích lớn như cây có múi, đặc biệt là cam. Chúng ta chưa xuất khẩu được cam, chỉ nên sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay giá trị xuất khẩu cây có múi còn rất thấp, khoảng 6 triệu USD” - ông Mạnh nói.
Đẩy mạnh chế biến sâu
Trong khi đó, theo ông Ngô Quang Tú - Trưởng phòng Chế biến và Bảo quản nông sản (Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản), chế biến sâu sẽ là con đường nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản và chuỗi liên kết.
Ông Tú cho biết, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực chế biến, từ đầu năm tới giờ đã có 30 dự án tham gia lĩnh vực này. Chúng ta cũng đã bước đầu hình thành được hệ thống công nghiệp chế biến với hàng nghìn doanh nghiệp, cơ sở cùng tham gia, khối lượng chế biến cũng tăng nhanh với gần 140 triệu tấn/năm… Tuy nhiên, theo ông Tú, lĩnh vực chế biến còn những điểm yếu, đó là: Tổn thất sau thu hoạch còn nhiều, khâu bảo quản còn hạn chế, mới dừng lại ở việc sơ chế chứ chưa chế biến sâu. Đội ngũ cán bộ, công nhân của ngành cũng còn thiếu, yếu, bởi đây là ngành nghề tương đối vất vả.
Để tránh được câu chuyện “được mùa mất giá”, ông Trần Đình Luân cho rằng, rất cần liên kết để sản xuất theo tín hiệu thị trường, đáp ứng yêu cầu thị trường, nếu không sẽ không bao giờ hết gặp rủi ro. “Đối với người nông dân, tôi cho rằng trong sản xuất đừng chỉ nhìn cái lợi của người hàng xóm mà áp dụng vào bản thân. Hơn lúc nào hết phải liên kết với nhau cùng sản xuất theo yêu cầu của tín hiệu thị trường, doanh nghiệp là đầu tàu đặt hàng nông dân” – ông Luân nói.
Cũng theo ông Luân, không ai tổ chức liên kết hiệu quả bằng chính nông dân tham gia cùng nông dân. Chính quyền địa phương, hiệp hội sẽ là những người có vai trò hỗ trợ, vận động, cùng với sự tham gia của cả lĩnh vực khuyến nông, khuyến lâm, doanh nghiệp, ngân hàng… qua đó việc xây dựng chuỗi liên kết sẽ chuyển biến nhanh. “Hơn ai hết, chúng ta phải thay đổi chính sách truyền thông cả trước mắt và lâu dài, giúp bà con thay đổi tư duy, không làm ăn nhỏ lẻ mà bắt tay nhau nhắm xem thị trường cần gì để sản xuất đáp ứng nhu cầu, không bị dư thừa” - ông Luân nói.
Ông Trần Đình Luân – Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản: Ông Nguyễn Quang Hiếu - Trưởng phòng Hợp tác quốc tế (Cục Bảo vệ thực vật): |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn