20:31 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất vụ Đông Xuân tại các tỉnh miền Bắc: Lo sâu bệnh và thời tiết bất thuận

Thứ ba - 03/03/2015 10:49
Ngày 2.3, Bộ NNPTNT đã tổ chức hội nghị tìm giải pháp chăm sóc lúa vụ đông xuân trong điều kiện thời tiết ấm tại các tỉnh phía Bắc. Theo nhận định của các đại biểu, giải pháp quan trọng nhất là đảm bảo nguồn nước tưới dưỡng và phòng trừ sâu bệnh.

Lo nhất là sâu bệnh

Ông Trần Xuân Định – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, tổng diện tích gieo cấy toàn miền Bắc vụ đông xuân 2014-2015 đạt 1.140.000ha, giảm 22.000ha so với cùng kỳ. Đến thời điểm hiện tại, các địa phương cũng đã gieo cấy được 95%, chỉ còn lại một số địa phương như Quảng Ninh và Lạng Sơn có một số diện tích phải chờ nước trời nên gieo cấy muộn. Theo báo cáo của các địa phương, trà xuân muộn chiếm tới 96% diện tích gieo cấy, hầu hết các địa phương đều gieo cấy sau tiết lập xuân; trong cơ cấu giống của các địa phương cũng chuyển đổi sang gieo cấy chủ yếu các giống ngắn ngày với khoảng 90% là các giống lúa ít chịu tác động của dạng thời tiết ấm.

Người dân huyện Ba Vì, Hà Nội gieo cấy lúa đông xuân 2015.     
Tại hội nghị, các đại biểu đều thống nhất với dự báo thời tiết ấm hơn so với trung bình nhiều năm, vụ đông xuân ở các tỉnh miền Bắc vấn đề đáng lo nhất là dịch bệnh, trong đó cần đề phòng các loại bệnh đạo ôn, bọ trĩ…Theo thống kê của Cục Trồng trọt qua nhiều năm cho thấy, thời tiết vụ đông xuân ấm đã làm lúa trỗ sớm và có nguy cơ gặp rét khi lúa phân hoá đòng làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa. Cụ thể, vụ đông xuân năm 1986 – 1987 được coi là vụ đông xuân ấm nhất, năng suất lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng chỉ đạt 22,2 tạ/ha, giảm 10,1 tạ so với cùng kỳ năm 1985-1986 và giảm 18 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 1987-1988. Tới vụ đông xuân năm 1990 – 1991 năng suất lúa cũng chỉ đạt 17,9 tạ/ha, giảm 18,4 tạ/ha so với vụ đông xuân 1989-1990.

Ông Ngô Tiến Dũng – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, đối tượng sâu bệnh cần đặc biệt lưu ý trong vụ đông xuân năm nay là bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá và các đối tượng dịch hại như chuột, ốc bươu vàng. “Người dân cần theo dõi sát tình hình dịch bệnh để có biện pháp khoanh vùng, phun thuốc xử lý chỗ bị dịch bệnh, tránh tình trạng phun cả ruộng sẽ làm chết các thiên địch có lợi. Đồng thời, người dân cũng cần hạn chế tối đa bón phân, đạm vào dịp lúa trổ bông, khi đó sẽ làm cho cây lúa yếu, tạo thuận lợi cho sâu bệnh bùng phát”- ông Dũng nói.

Có thể phải xả thêm nước

Quan điểm
Thứ trưởng  Lê Quốc  Doanh
Do dự báo thời tiết nắng nóng và có nguy cơ hạn hán cục bộ ở một số các tỉnh miền Bắc nên để giảm thiệt hại ở mức tối đa  cần tập trung vào giải pháp đảm bảo đủ nước tưới và phòng trừ dịch bệnh”
Ông Trần Tú Anh – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Phú Thọ cho biết: “Toàn tỉnh gieo cấy 36.300ha nhưng thời điểm hiện tại hầu hết các trạm bơm dã chiến cũng đều không thể bơm được nước để tưới dưỡng cho lúa do mực nước sông Hồng và sông Lô đã xuống quá thấp. Đối với lúa, nước tưới dưỡng là rất quan trọng, nếu không có nước tưới dưỡng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới năng suất”- ông Trần Trúc Anh nói.

Cùng chung nhận định trên, ông Lê Văn Dũng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, hiện ở Vĩnh Phúc có khoảng 30.000 ha nhưng có tới 20.000ha phụ thuộc vào nước xả từ hồ thủy điện của EVN. Nếu không có đủ nước tưới dưỡng, chắc chắn năng suất lúa của người dân sẽ bị ảnh hưởng.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết, để lấy nước gieo cấy vụ đông xuân 2014-2015, ngành thủy lợi đã phối hợp với EVN thực hiện 3 đợt xả nước. “Do làm tốt công tác chuẩn bị nên thời gian lấy nước cũng đã được rút ngắn và các địa phương đã đảm bảo nước gieo cấy. Muốn xả nước về cần xả trước 3 ngày sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất điện nên ở thời điểm hiện tại ngành thủy lợi xét thấy cần tiếp tục theo dõi, chưa cần thiết phải xả nước trong thời điểm hiện tại”- ông Tỉnh nói.

Ông Lê Quốc Doanh – Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho biết, trước tình hình thời tiết bất thuận là nắng nóng và có khả năng kèm theo khô hạn cục bộ, nên ngay từ bây giờ các đơn vị có liên quan cần triển khai các giải pháp đồng bộ để giảm thiệt hại ở mức thấp nhất do ảnh hưởng của thời tiết. “Cục Trồng trọt cần sớm tổng hợp những ý kiến của các chuyên gia, các địa phương để có văn bản chỉ đạo cụ thể, đồng thời cử các đoàn trực tiếp đi các địa phương để theo dõi, nắm sát tỉnh hình, từ đó có phương án điều chỉnh. Đối với Tổng cục Thuỷ lợi, cần theo dõi sát tình hình, nếu cần thiết phải đề nghị EVN tiếp tục xả một đợt nước nữa để có đủ nước tưới dưỡng cho lúa” - Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 244

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 230


Hôm nayHôm nay : 42467

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 921271

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72603980