22:29 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sâu hại ớt và biện pháp phòng trị

Chủ nhật - 07/01/2018 03:14
Cùng tìm hiểu một số loại sâu hại ớt và biện pháp phòng trị hiệu quả.

Bọ trĩ (Thrips)

Triệu chứng và gây hại: Bọ trĩ gây hại bằng cách dùng răng cứa rách biểu bì lá rồi hút nhựa làm lá biến màu xám bạc hoặc có đốm nhỏ màu nâu, hai mép lá cuốn lại, nếu bị hại nặng lá bị khô, rụng sớm.

Nguyên nhân: Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, tuy nhiên có thể thấy bằng mắt thường. Để quan sát chúng ta có thể lấy một tờ giấy trắng, vỗ nhẹ lá thấy bọ trĩ có thân hình thon dài, màu vàng nhạt, di chuyển rất nhanh. Bọ trĩ thường tập trung dọc theo gân lá, sống và gây hại bằng cách chích hút nhựa. Chúng thường gây hại khi thời tiết nóng, ẩm. Trời lạnh bọ trĩ ngừng hoạt động và ngủ đông. Do vậy ta thường thấy chúng gây hại chủ yếu khi trời nắng, nóng.

Phòng trị: Khi mật độ bọ trĩ cao (trên 2 con/lá) phải phun thuốc đặc trị như Dầu khoáng SK Enspray 99EC, hay phối hợp Dầu khoáng SK Enspray 99 EC với thuốc Sec SaiGon 50EC (nhớ chú ý thời gian cách ly).

Sâu đục trái

Triệu chứng và gây hại: Sâu đục trái thường gây hại khi ớt đang giai đoạn ra hoa và có trái non. Sâu đục trái thường thích trái xanh và chui vào từ cuống, sâu đục đến đâu thường đùn phân ra đến đó, lỗ bị sâu đục rất gọn gàng, trái non bị sâu đục thường rụng sớm, còn những quả lớn thì thiệt hại làm giảm giá trị sản phẩm. Ngoài trái, sâu còn đục vào chùm hoa làm cành mang hoa gẫy ảnh hưởng đến năng suất sau này.

Tác nhân gây hại: Sâu đục trái ớt trưởng thành có màu nâu đậm, ngài trưởng thành hoạt động chủ yếu vào ban đêm, trứng được đẻ từng quả, thường thấy đẻ ở mặt trên lá non, sau khi nở, sâu non chui ngay vào các búp non, nụ hoa, rồi sau đó đục vào quả. Thường sâu non có 5 – 6 tuổi. Nhộng được hình thành trong đất, sau khoảng 15 ngày, nhộng vũ hoá biến thành ngài. Vòng đời sâu đục trái kéo dài khoảng 30 ngày.

Phòng trị: Sâu một khi đã đục vào trái ớt rồi thì khó phòng trị, nên cần chú ý phòng bằng các biện pháp sau:

- Theo dõi thường xuyên sự xuất hiện của ngài để phòng trị sớm.

- Sâu đục trái ớt có tính kháng thuốc rất cao, do vậy thời điểm quyết định phun rất quan trọng. Nên phun thuốc khi trứng mới nở, sâu non còn nhỏ, một khi sâu đã đục vào trái rồi thì rất khó trị. Về thuốc có thể dùng các loại sau: Sec SaiGon 25EC, Dầu khoáng SK Enspray 99EC, hay có thể pha hai loại với nhau, nên phun vào buổi chiều lúc ngài đẻ trứng.

Rệp muội/rầy mềm

Triệu chứng và gây hại: Cả rệp trưởng thành và rệp non đều rất nhỏ, cơ thể mềm, màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh thẫm. Rệp trưởng thành có hai loại có và không có cánh. Rệp phá hoại bằng cách chích hút nhựa làm cây ớt bị chùn đọt, lá cong, xoăn lại, cây sinh trưởng kém, ngoài ra rệp còn là côn trùng môi giới lan truyền bệnh virus trên ớt.

Phòng trị:

- Sau thu hoạch nên thu dọn sạch tàn dư thực vật vì nay là nơi chứa lượng lớn trứng và rệp trưởng thành.

- Nếu mật độ rệp thấp, nên lặt bỏ bằng tay.

- Có thể phun thuốc trừ rệp như dầu khoáng SK Enspray 99EC, Sec SaiGon hay pha cả hai loại với nhau.

Nhện

Triệu chứng và gây hại: Nhện non và trường thành gây hại bằng cách chích hút nhựa làm lá non cong, xoắn lại, nếu bị hại nặng lá biến vàng, khô và rụng. Nhên thường sống và gây hại ở mặt dưới lá, tập trung chủ yếu gần gân chính. Ngoài lá non, nhện còn thấy gây hại trên hoa làm hoa rụng, gây hại trên trái ớt làm trái sần sùi. Nhện có thể sống và gây hại quanh năm, nhưng phổ biến nhất khi trời nắng nóng khoảng tháng 2 – 5.

Phòng trị:

- Không để ruộng khô.

- Khi ruộng bị nhện gây hai có thể dùng thuốc đặc trị nhện như Saromite 57EC, Dầu khoáng SK Enspray 99EC hay Comda 250EC, cần chú ý khi phun thuốc trừ nhện nên phun kỹ, phun nhiều nước và phun ướt đều hai mặt lá nhưng chủ yếu phun mặt dưới lá. Định kỳ 5 – 7 ngày phun một lần.

Theo Huỳnh Kim Ngọc/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 313


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 535177

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70762492