10:45 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sau nông dân, đại lý cám cũng sạt nghiệp vì dịch tả lợn châu Phi

Thứ năm - 22/08/2019 23:55
Sau hơn 5 tháng xảy ra dịch tả lợn lợn châu Phi (DTLCP), nhiều hộ dân chăn nuôi và kinh doanh thức ăn, thuốc thú y ở Thủ đô gần như "trắng tay". Người dân đang rất mong chính quyền và ngân hàng nhanh chóng hỗ trợ, khoanh, giãn nợ cho bà con.

Đại lý cám, thuốc cũng điêu đứng

Sau khi DTLCP tấn công hơn 5 tháng không chỉ người chăn nuôi phải chịu thiệt hại nặng nề mà các đại lý bán cám, thuốc thú y cũng lâm cảnh sống dở, chết dở. Đến thời điểm này, DTLCP vẫn diễn biến phức tạp càng khiến cho các các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng sụt giảm doanh số. Nhiều đại lý lao đao bởi không đòi được nợ mà vẫn phải trả khoản lãi vay ngân hàng để duy trì hoạt động…

Theo ông Nguyễn Quang Thắng - Giám đốc Công ty TNHH Thiên Quang (huyện Chương Mỹ), nếu trước đây, mỗi tháng, công ty cung cấp cho thị trường khoảng 3.000 tấn thức ăn chăn nuôi thì nay giảm, chỉ còn khoảng 1.500-1.800 tấn/tháng. Để kích cầu, công ty đã hạ giá bán 5.000-10.000 đồng/bao nhưng tiêu thụ vẫn kém. Do đó, công ty sản xuất cầm chừng để tránh lỗ…

 sau nong dan, dai ly cam cung sat nghiep vi dich ta lon chau phi hinh anh 1

Người chăn nuôi lợn thiệt hại nặng nề sau "bão" dịch.    Ảnh: Hải Đăng

Trong khi đó, bà Trần Thị Hạnh - chủ đại lý thức ăn chăn nuôi ở huyện Đan Phượng cho biết, khi chưa có dịch, mỗi tháng đại lý bán được khoảng 100 tấn, có tháng 120 tấn; nay chỉ còn 50-60 tấn. Phần lớn các hộ chăn nuôi mua chịu, quay vòng 4-6 tháng, khi bán đàn lợn mới trả tiền.

"Số tiền hộ chăn nuôi nợ đại lý khoảng 1,5-2 tỷ đồng, chiếm 30% số vốn hoạt động của đại lý. Do nợ cũ vay ngân hàng chưa trả hết, đại lý phải vay thêm 100-200 triệu đồng với lãi suất khoảng 0,8%/tháng, thậm chí là vay lãi cao bên ngoài để duy trì hoạt động kinh doanh..."- bà Hạnh lo lắng nói.

Nhiều giải pháp cấp bách

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, tính đến ngày 18/8, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 29.048 hộ chăn nuôi (chiếm 36% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) ở 2.323 thôn, tổ dân phố của 447 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh và tiêu hủy 506.057 con lợn (chiếm 27% tổng đàn) với trọng lượng 34.775 tấn. Tổng số lợn nái, lợn đực giống phải tiêu hủy là 66.313 con, chiếm 13% tổng số lợn phải tiêu hủy trên địa bàn thành phố.

"Từ nay đến cuối năm Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì chặt chẽ các chốt kiểm dịch động vật liên ngành nhằm tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ thịt lợn; triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để ngăn chặn dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm”.

Ông Nguyễn Huy Đăng

Đến nay, đã có 238 xã, phường (chiếm 53% tổng số xã, phường có dịch) và 3 quận: Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hoàng Mai đã qua 30 ngày không phát sinh bệnh DTLCP.

Thời gian tới, theo dự báo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, người chăn nuôi chưa hết khó khăn, chưa thể tái đàn khi bệnh DTLCP chưa được khống chế.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, giải pháp quan trọng nhất hiện nay là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, cắt giảm tối đa chi phí sản xuất để giảm giá bán sản phẩm. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa sản phẩm như cám gà, vịt, thủy sản... cho phù hợp với cơ cấu chuyển đổi chăn nuôi hiện nay.

Ông Nguyễn Quang Huy - Phó Chủ tịch UBND xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết, là địa phương hứng chịu thiệt hại khá nặng sau đợt DTLCP vừa qua, đến nay bà con có lợn bị tiêu hủy đã được hỗ trợ khoảng gần 4 tỷ đồng (gồm 3 đợt).

"Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi và tuyên truyền để bà con tiếp tục phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, xã cũng khuyến cáo bà con không nên tái đàn khi còn dịch và chờ chỉ đạo, hướng dẫn mới vào lợn"- ông Huy nói.

Để khuyến cáo nông dân trong phát triển chăn nuôi những tháng cuối năm, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho hay: TP.Hà Nội yêu cầu hạn chế việc chăn nuôi lợn trong khu dân cư, đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đáp ứng điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, không bảo đảm quy định về môi trường, phòng chống dịch bệnh…

"Bên cạnh đó, thành phố chỉ đạo các địa phương không tái đàn ở những cơ sở chăn nuôi đã bị bệnh DTLCP khi bệnh dịch chưa được khống chế hoàn toàn. Nếu các cơ sở chăn nuôi cố tình tái đàn sẽ xử lý theo quy định của pháp luật, khi xảy ra bệnh dịch phải tiêu hủy lợn sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.

Đối với các quận, thị xã, khuyến cáo người dân không chăn nuôi lợn mà chuyển đổi ngành nghề (trồng hoa - cây cảnh, làm dịch vụ…).

Nói thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho rằng: "Từ nay đến cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao, để ổn định sản xuất và cân đối cung - cầu, ngoài việc tái đàn theo quy định, theo, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các sở, ngành, công ty, doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm... bàn giải pháp cụ thể về tiêu thụ thịt lợn và sản phẩm từ thịt lợn.

Mặt khác, ngành chú trọng cập nhật thông tin, thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác tới các quận, huyện và người dân về chủ trương, chính sách, các quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh.

Theo Hải Đăng/danviet.vn
http://danviet.vn/nha-nong/sau-nong-dan-dai-ly-cam-cung-sat-nghiep-vi-dich-ta-lon-chau-phi-1007814.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 130

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 126


Hôm nayHôm nay : 47680

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1160722

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72843431