14:03 EST Thứ năm, 23/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sau thu nhập tiền tỷ, nông dân phải đốn bỏ cam sành

Thứ tư - 06/08/2014 23:51
Nhiều vườn cam từng cho nông dân miền Tây thu nhập tiền tỷ giờ phải đốn bỏ do dịch bệnh. Diện tích nhiễm bệnh nhiều nhất là ở huyện Châu Thành, Hậu Giang.
Đốn bỏ rồi đốt cả lá, gốc là cách mà nhiều nông dân thực hiện để trị tận gốc mầm bệnh, hy vọng cải tạo đất trồng cây mới.

Đốn bỏ rồi đốt cả lá, gốc là cách mà nhiều nông dân thực hiện để trị tận gốc mầm bệnh, hy vọng cải tạo đất trồng cây mới.

Sau thu nhập tiền tỷ, nông dân phải đốn bỏ cam sành - 1

Theo nhiều nhà vườn có kinh nghiệm, thường cam trồng khoảng 4 năm cây mới bị hư hại, nhưng nếu được chăm sóc kỹ, đúng kỹ thuật có thể ăn tới hơn 10 năm. Chi phí đầu tư giống, phân bón, thuốc BVTV, tưới nước…cho mỗi công cam sành khoảng 15 đến 20 triệu đồng. Trồng đạt lợi nhuận ở mức 50 đến 100 triệu đồng/công/vụ.

Sau thu nhập tiền tỷ, nông dân phải đốn bỏ cam sành - 2

Hiện giờ, người ta dễ dàng bắt gặp những vườn cam bị đốn hạ như thế này vì bệnh vàng lá gân xanh, thối rễ. Trước tình hình dịch bệnh bùng phát, rất nhiều nông dân đang phải đốn bỏ vườn cam sắp thu hoạch. Hiện tỉnh Hậu Giang đã công bố dịch bệnh trên cam sành. 

Sau thu nhập tiền tỷ, nông dân phải đốn bỏ cam sành - 3

Vườn cam 16 công của bà Võ Mỹ Lộc, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, Hậu Giang vừa đốn bỏ, mất trắng hơn 300 triệu đồng đầu tư.  

Sau thu nhập tiền tỷ, nông dân phải đốn bỏ cam sành - 4

Điệp khúc “trồng - chặt” thường diễn ra với nông dân miền Tây. 

Sau thu nhập tiền tỷ, nông dân phải đốn bỏ cam sành - 5

Đốn bỏ rồi đốt cả lá, gốc là cách mà nhiều nông dân thực hiện để trị tận gốc mầm bệnh, hy vọng cải tạo đất trồng cây mới. 

Sau thu nhập tiền tỷ, nông dân phải đốn bỏ cam sành - 6

Xót của, nhiều chủ vườn cho biết, cam hiện là loại cây trồng có giá trị nhất trong tất cả các loại cây ăn trái ở khu vực này.

Sau thu nhập tiền tỷ, nông dân phải đốn bỏ cam sành - 7

Cũng vì lợi nhuận cao nên nhiều chủ vườn sau khi đốn bỏ cam bệnh đã cải tạo đất trồng lại cam mới trong khi mầm dịch vẫn còn.

Sau thu nhập tiền tỷ, nông dân phải đốn bỏ cam sành - 8

Theo nhiều hộ trồng cam, những vườn ở giai đoạn trên 2 năm tuổi là nhiễm bệnh nhiều nhất. Biểu hiện là vàng lá, thối rễ, đến khi đậu trái sắp thu hoạch là bắt đầu rụng. 

 

Sau thu nhập tiền tỷ, nông dân phải đốn bỏ cam sành - 9

Không chỉ mất hàng trăm triệu đồng vì vườn cam đang thu hoạch bị hư hại, các chủ vườn còn phải tốn hàng chục triệu đồng để cải tạo đất trồng lại vườn mới. Chi phí để cải tạo mỗi công đất trên 5 triệu đồng, chưa tính tiền thuê người đốn cây bệnh. Còn để trồng mới cũng tốn thêm khoảng 10 triệu đồng/công.

 

Sau thu nhập tiền tỷ, nông dân phải đốn bỏ cam sành - 10

Ông Huỳnh Văn Thôi, ấp Bảy Thưa, xã Tân Thành, TX. Ngã Bảy than thở, gia đình dùng hết tiền dành dụm, vay ngân hàng thêm 50 triệu đồng để đầu tư 15 công cam. Lúc đầu, cam phát triển rất tốt nhưng thu được vài vụ lại xuất hiện bệnh vàng lá, ban đầu từ vài cây giờ lan ra cả vườn. Trồng 15 công cam sành, giờ gia đình ông Thôi đành đốn bỏ 13 công. Vườn cam trĩu quả của gia đình ông Thôi giờ chỉ còn trơ cây bị đốn

Sau thu nhập tiền tỷ, nông dân phải đốn bỏ cam sành - 11

Còn anh Phạm Hoàng Vũ, 26 tuổi, ở ấp Phú Bình, xã Phú Hữu vay mượn 100 triệu để thuê 2 công đất trồng cam. Nhưng sau 2 năm chăm sóc, mới bán được hơn 5 tấn trái, thu nhập được 70 triệu đồng thì cây hư toàn bộ, phải đốn bỏ.

 

Sau thu nhập tiền tỷ, nông dân phải đốn bỏ cam sành - 12

Ông Trần Quang Hành, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, Hậu Giang cho biết: Năm 2013, diện tích trồng cam của huyện Châu Thành là 4.550 ha, trong đó nhiễm bệnh khoảng 900 ha. Đến nay, diện tích tăng lên 4.711 ha và diện tích nhiễm bệnh lên 1.100 ha. Nguyên nhân cam nhiễm bệnh do nguồn cây giống kém chất lượng. Trên địa bàn huyện có 30 cơ sở ươm cây giống, nhưng chỉ có vài cơ sở tương đối đảm bảo.

 

 

Theo Ngọc Trinh - Kim Thoa (Zing.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 260

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 259


Hôm nayHôm nay : 66940

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1263053

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74310024