06:22 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sưu tập, lai tạo được 360 giống hoa lan quý hiếm

Thứ tư - 13/09/2017 20:16
Là đô thị đặc biệt và là trung tâm lớn về khoa học công nghệ (KHCN), tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, nhà khoa học…, TP. HCM xác định phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học. Do đó, TP.HCM đặc biệt quan tâm tới việc ứng dụng các tiến bộ KHCN, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, nhất là trong công tác sưu tầm, lai tạo và bảo quản nguồn giống hoa, cây cảnh cũng như cây trồng, vật nuôi khác.

Ông Dương Hoa Xô – Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM kiêm Giám đốc Trung tâm Công nghệ TP.HCM thông tin, đã có khoảng 360 giống hoa lan các loại: Dendrobium, Mokara, Phalaenopsis, Oncidium… được sưu tập, bảo quản nguồn gen để nhân giống. Đặc biệt, có 150 giống lan rừng quý hiếm của Việt Nam được Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM sưu tầm, định danh. Ngoài lan còn có 124 giống kiểng lá, 77 giống hoa nền và 100 giống cây dược liệu được sưu tập nhờ ứng dụng các tiến bộ về công nghệ sinh học.

 suu tap, lai tao duoc 360 giong hoa lan quy hiem hinh anh 1

 Ứng dụng công nghệ sinh học vào lai tạo giống lan tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM. ảnh: Khải Huyền

Cũng theo ông Xô, công tác nghiên cứu, lai tạo giống hoa lan cũng đạt nhiều thành tựu đáng kể khi Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM lai tạo thành công 38 tổ hợp lai, trong đó đã cho ra vườn 28 tổ hợp lai và có 19 tổ hợp đã ra hoa. Các cá thể lan này thể hiện các tính trạng vượt trội về kiểu hoa, màu sắc, chiều dài phát hoa và đặc biệt là rất siêng ra hoa. Hiện trung tâm đang chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật cho 6 dòng lan lai mới phù hợp với điều kiện khí hậu TP.HCM.

Ông Nguyễn Kỳ Phùng - Phó Giám đốc Sở KHCN TP.HCM cũng cho biết, trong chương trình nghiên cứu khoa học – phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực KHCN giai đoạn 2016 – 2020, TP.HCM xác định công nghệ sinh học là một trong năm chương trình nghiên cứu KHCN trọng điểm.

Thời gian qua, nhiều kết quả nghiên cứu về công nghệ sinh học có tính ứng dụng cao, đã góp phần vào sự phát triển nông nghiệp của thành phố và hỗ trợ cho sự phát triển nông nghiệp của khu vực ĐBSCL và các tỉnh Đông Nam Bộ. Từ đó, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông – thủy sản, sản xuất vaccine…/.

Theo Khải Huyền (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: công nghệ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194


Hôm nayHôm nay : 27165

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 173038

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73220009