06:41 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

TS Nguyễn Đình Cung: Việt Nam vừa thích, vừa sợ kinh tế thị trường

Thứ năm - 18/01/2018 04:59
“Việt Nam cứ nửa vời, không dứt khoát chuyển sang kinh tế thị trường (KTTT) vì vừa thích thị trường mà lại vừa sợ thị trường và rất ngại cạnh tranh, rất sợ cạnh tranh”.

Nguy cơ tụt hậu rất lớn

Đó là nhận định thẳng thắn của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tại Diễn đàn bền vững Việt Nam 2018 được tổ chức trong ngày hôm nay (18/1).

Cụ thể, ông Cung cho biết, Việt Nam sợ thị trường nên bất cứ cái gì xảy ra ở nền kinh tế đều đổ cho thị trường.

Ví dụ như thực phẩm không an toàn do thị trường, buôn lậu nhiều do thị trường, DN gian lận, vi phạm pháp luật nhiều do thị trường chứ không nhìn về phía Nhà nước, không cho rằng do Nhà nước quản lý kém.

Theo ông Cung, Việt Nam sợ thị trường nên bất cứ cái gì xảy ra ở nền kinh tế đều đổ cho thị trường. (Ảnh: Hồng Vân)
Theo ông Cung, Việt Nam sợ thị trường nên bất cứ cái gì xảy ra ở nền kinh tế đều đổ cho thị trường. (Ảnh: Hồng Vân)

Bên cạnh đó, ông Cung cho hay, ở Việt Nam, mỗi cuối năm đều đạt mục tiêu kế hoạch tăng trưởng đặt ra nhưng cứ 10 năm lại có xu hướng giảm dần.

Do đó, xu hướng và nguy cơ tụt hậu ở Việt Nam là rất lớn. Ông Cung cho rằng, muốn đuổi kịp các nước thì tăng trưởng GDP bình quân đầu người Việt Nam phải đạt 8%/năm liên tục trong 15-20 năm tiếp theo thì mới đuổi kịp các nước.

Bên cạnh đó, năng suất của Việt Nam cũng phải tăng 7%/năm thì mới hy vọng đạt được mức GDP/người đạt 8%/năm.

Tại diễn đàn, Viện trưởng CIEM cũng nhận định rằng, nghịch lý của nền kinh tế Việt Nam là không chuyển đổi được thành phần kinh tế, không giảm được khu vực kinh tế Nhà nước, không gia tăng được khu vực kinh tế tư nhân.

Hơn nữa, trong khu vực kinh tế tư nhân thì chúng ta không tăng được khu vực kinh tế chính thức, không chuyển được khu vực kinh tế không chính thức sang chính thức.

Như vậy, Việt Nam là một nền kinh tế không dịch chuyển được nguồn lực từ khu vực kém hiệu quả hơn sang khu vực có hiệu quả hơn, ông Cung cho hay.

Đặc biệt, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) có đầu tư lớn, có vốn cao nhưng năng suất, hiệu quả lại thấp. Đầu tư lại thiên về gia tăng tài sản hơn là đầu tư về khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng tài sản.

Thêm nữa, nhiều vùng kinh tế trọng điểm như Hà Nội, TP. HCM không tận dụng được quy mô kinh tế, mật độ kinh tế để nâng cao năng suất, kéo theo được kinh tế của các vùng lân cận.

“Đó là nền kinh tế không chuyển dịch được theo hướng mà chúng ta mong muốn”, ông Dũng nói.

Nền kinh tế thị trường méo mó

Giải thích cho hiện trạng này, ông Cung cho rằng, nguyên nhân là do Việt Nam luôn có những cải cách nửa vời, không dứt khoát nên mức độ thị trường của nền kinh tế rất thấp.

“Nhìn chung, đây là một thị trường méo mó, một nền KTTT méo mó. Khi chúng ta đang muốn xây dựng một nền KTTT hiện đại, hội nhập nhưng lại chỉ đạt được một nền KTTT méo mó thế này thôi”, ông Cung nhận định.

Theo ông Dũng, cái méo mó đó dẫn tới sự phân bố nguồn lực sai lệch, sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, dẫn đến sản xuất kém, năng suất thấp, từ đó năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và DN nói riêng cũng kém.

Ông Dũng cho rằng, nền KTTT méo mó sẽ làm năng lực cạnh tranh kém đi nhiều.
Ông Dũng cho rằng, nền KTTT méo mó sẽ làm năng lực cạnh tranh kém đi nhiều.

Để cải thiện được tình trạng trên, ông Dũng cho rằng cần phải phân bố lại nguồn lực và chuyển đổi mạnh mẽ ngành kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế để tốc độ tăng năng suất lao động cũng phải từ 6-7%/năm.

“Đây là thách thức rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt, đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam, những người chủ chốt thay đổi điều đó”, ông Cung nói.

Việt Nam cũng cần loại bỏ rào cản bất hợp lý để gia tăng mức độ cạnh tranh của môi trường, cải cách DNNN để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và xây dựng thị trường có các nhân tố để phân bố nguồn lực theo cơ chế thị trường, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm.

Theo các chuyên gia tại diễn đàn, tất cả những điều này sẽ làm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Theo Hồng Vân (dantri.com.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thị trường

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 170


Hôm nayHôm nay : 27738

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 173611

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73220582