18:10 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tập trung giảm nghèo cho lao động di cư

Thứ năm - 19/12/2019 18:28
Mặc dù chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 đã gần kết thúc, nhưng tới thời điểm này rất nhiều nhóm lao động yếu thế vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu cơ bản. Đây cũng là lý do khiến đa phần lao động di cư thuộc hộ nghèo đa chiều.

Giàu vẫn khổ

Trước năm 2016, chuẩn nghèo được xét theo một tiêu chí là thu nhập bình quân đầu người (chuẩn nghèo đơn chiều). Nhưng từ năm 2016, Việt Nam đã thay đổi cách tiếp cận giảm nghèo từ đơn chiều sang đa chiều. Chuẩn nghèo được tính trên tổng thể nhiều tiêu chí khác nhau: Thu nhập, các điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin… (chuẩn nghèo đa chiều). Sự thay đổi này khiến không ít người lao động di cư (LĐDC) trên địa bàn TP.Hà Nội đang từ diện thu nhập trung bình bỗng rớt xuống hộ nghèo. Dù thu nhập 150.000 - 200.000 đồng/ngày, cao hơn chuẩn nghèo quốc gia, nhưng họ lại “nghèo” trong tiếp cận dịch vụ an sinh - xã hội cơ bản.

 tap trung giam ngheo cho lao dong di cu hinh anh 1

 tap trung giam ngheo cho lao dong di cu hinh anh 2

Lao động di cư bán hàng rong chưa tiếp cận được dịch vụ an sinh cơ bản như nhà ở, nước sạch... Ảnh: T.A

Xóm trọ gần chợ đầu mối Long Biên (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là nơi cư ngụ của nhiều người lao động ngoại tỉnh về Hà Nội tìm việc. Những căn phòng cấp 4, diện tích 8 - 10m2, tường nhà bong tróc, ẩm thấp nhưng có tới 3 - 4 người/phòng. Phải cúi khom người, chúng tôi mới vào được bên trong căn phòng của bà Nguyễn Thị Hoa (quê Nam Định). Bà Hoa cho biết, ở nhà trọ như thế này, mùa hè thì nóng, mùa mưa thì ẩm thấp, mùa đông gió lùa, lạnh cóng. Nhưng với những LĐDC, cả ngày bám chợ, bám đường kiếm sống, tối mịt mới về thì chỉ cần một chỗ ngả lưng qua ngày. 4 người phụ nữ sinh sống trong căn phòng nhỏ này, mỗi người một việc, 2 chị thu gom đồng nát, 1 chị đi bán hàng rong, riêng bà Hoa thì vừa bán trứng vừa làm cửu vạn ở chợ đầu mối.

“Mỗi người một hoàn cảnh, ai cũng gặp khó khăn về kinh tế, có hai người gia đình còn thuộc hộ nghèo. Thế nên chúng tôi mới phải lên thành phố làm để có thêm thu nhập lo cho chồng con ở quê. Khổ mấy chúng tôi cũng chấp nhận" - bà Hoa chia sẻ.

Theo bà Hoa, cái nghèo không chỉ đeo đẳng ở quê, tới lúc ra thành phố lớn, LĐDC như bà vẫn hoàn nghèo, bởi đến bây giờ, dù có công ăn việc làm, có thu nhập trung bình rồi, bà và nhiều chị em vẫn khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở, điện, nước, chăm sóc sức khỏe...

Bà Hoa cùng những chị em ở xóm trọ này mỗi khi ốm đau  thường tự đi lấy thuốc, ít ai vào bệnh viện vì không có thẻ BHYT. Về phần sinh hoạt, nhiều chị em LĐDC phải ở chung, chật chội, thậm chí có khu trọ còn không có nước sạch, phòng ốc ẩm thấp...

Quan tâm hơn tới đối tượng yếu thế

Trước đó, các nghiên cứu về nghèo đa chiều ở đô thị của Tổ chức phi chính phủ Oxfam cho thấy, LĐDC không nhận được sự bảo trợ, thụ hưởng chính sách ở nơi đến.

Các nhóm bảo trợ xã hội chủ yếu dựa vào danh sách hộ khẩu thường trú, nên 99,86% số người LĐDC và gia đình họ không nhận được bảo trợ xã hội tại nơi đến. Họ rất khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: Nhà ở, nước sạch, điện, giáo dục, y tế và thông tin; nếu có thì hầu hết LĐDC đều phải trả phí cao. Theo nghiên cứu của Oxfam, 69% số người LĐDC được phỏng vấn cho biết, họ phải trả tiền nước cao gần gấp 3 lần và tiền điện cao gần gấp đôi so với người dân địa phương. Chỉ có 7% số trẻ em là con, cháu của người LĐDC được đi học ở nhà trẻ công, 12% số trẻ được đi học trường mẫu giáo công và có tới 21% trẻ trong độ tuổi 6-14 tuổi không được đi học.

Sau 4 năm triển khai giảm nghèo đa chiều (từ năm 2016-2020), tới nay, việc tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ cơ bản nhằm giảm nghèo cho nhóm LĐDC vẫn còn nhiều hạn chế. Ông Hoàng Xuân Thành - chuyên gia độc lập về tư vấn, giám sát giảm nghèo cho rằng, thực tế hoạt động giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng rõ ràng những nhóm lao động yếu thế, trong đó có LĐDC vẫn còn gặp quá nhiều rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ cơ bản như: Y tế, giáo dục, việc làm... 

 “Việc Chính phủ chuyển đổi hướng tiếp cận giảm nghèo từ đơn chiều sang đa chiều thể hiện một nỗ lực lớn trong hoạt động giảm nghèo. Tuy nhiên, sẽ có một bộ phận không nhỏ dân cư rơi vào nhóm nghèo đa chiều, bởi đa phần trong số họ đều có những thiệt thòi trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến thực trạng này là do các chính sách giảm nghèo của chúng ta thời gian qua còn trùng lặp, chồng chéo. Mặt khác, chúng ta cũng chưa có những chính sách cụ thể hướng tới đối tượng này” - ông Thành nói.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, ông Thành cho rằng, cần phải có những chính sách giảm nghèo riêng biệt cho từng nhóm đối tượng: “Người LĐDC thiếu hụt chiều an sinh nào thì ta có giải pháp hỗ trợ giảm nghèo ở chiều an sinh đó, như vậy sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, bền vững hơn".

Theo Nguyệt Tạ/danviet.vn
http://danviet.vn/tin-tuc/tap-trung-giam-ngheo-cho-lao-dong-di-cu-1042763.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 167


Hôm nayHôm nay : 54675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 832548

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71059863