19:37 EST Thứ ba, 31/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thành chủ trang trại từ... 6 bọc trứng dế

Thứ bảy - 23/05/2015 05:52
Khi đặt mua 6 bọc trứng dế với số tiền 300.000 đồng, anh Nguyễn Thế Thắng không nghĩ mình lại có thể trở thành ông chủ trang trại và là "thầy giáo" của nhiều hộ dân.

Anh Nguyễn Thế Thắng (36 tuổi) sinh ra trong gia đình nông dân ở vùng quê nghèo tại xã Diễn Thắng, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Năm đầu tiên trượt đại học, 2 năm sau, Thắng thi đỗ khoa Toán, ĐH Vinh. Tốt nghiệp, anh được nhận vào giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Văn Tố (xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu). 6 năm sau, anh Thắng chuyển về công tác ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Nghi Lộc.

Thanh chu trang trai tu... 6 boc trung de

Anh Thắng cho biết, mỗi ngày, anh cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu 100-120 kg dế. 

Tháng 6.2008, sau khi xem xong chương trình dạy nuôi dế trên tivi, anh Thắng quyết định làm thử. Với 300.000 đồng, anh liên hệ với cơ sở ở Củ Chi, TP HCM đặt mua 6 bọc trứng dế. Sau 7 ngày, trứng nở ra hai thùng dế con.

Tại Nghệ An, khi đó, mô hình nuôi dế chưa phát triển nên anh Thắng gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm tài liệu, chăm sóc. Bước đầu tiên của quá trình nuôi là nhân giống. Bao nhiêu thùng, chậu trong nhà đều được anh mang ra tận dụng làm "chuồng". Thời gian đầu, gia đình chẳng ai quan tâm đến việc làm của anh. Người ngoài thì cho rằng thầy giáo bị điên, suốt ngày quanh quẩn bên mấy thùng nhựa.

Mọi cố gắng của anh Thắng cuối cùng cũng có kết quả. Tuy nhiên, khi đã nuôi thành công, anh lại gặp khó ở khâu tiêu thụ. Đánh liều chuyển đến sinh sống ở TP Vinh, anh mở quán nhậu để giới thiệu sản phẩm dế mèn.Những ngày đầu mở quán, bao khó khăn chồng chất. Nhà hàng vắng khách, nhiều lúc anh Thắng muốn bỏ cuộc. Song vì tiếc công sức bỏ ra, anh lại kiên trì với con đường đã chọn.

Để thuyết phục, anh Thắng vào bếp, chế biến ngay các món ăn từ dế cho khách ăn thử. Lâu dần, khách tò mò tìm đến quán ngày càng đông. Ít tháng sau, món dế mèn trở thành quen thuộc với nhiều người. Ngoài phục vụ tại quán, anh Thắng còn bỏ mối cho các quán nhậu khác.

Sau thành công bước đầu, ông chủ trang trại mở rộng quy mô, thuê người chăm sóc. Ngoài ra, anh còn đầu tư giống cho các hộ nông dân khác nuôi và đưa ra cam kết sẽ bao tiêu sản phẩm.

Với cách làm nói trên, trang trại nuôi dế và các cơ sở vệ tinh của thầy giáo Nguyễn Thế Thắng đã bao phủ hầu như khắp các huyện của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ở mỗi nơi, anh đều mở quán ăn giới thiệu sản phẩm của mình cho thực khách biết. Để mở rộng thị trường tiêu thụ, anh tiếp tục lên mạng Internet tìm hiểu. Biết dế là món ăn rất ưa thích của các loài chim, anh Thắng tìm đến các cơ sở bán chim cảnh để tiếp thị sản phẩm.

Có được thị trường tiêu thụ khá rộng, anh Thắng lập một trang web, bắt đầu phổ biến nghề nuôi dế cho những người khác. Đến nay, gần 400 hộ dân các tỉnh từ Thanh Hóa đến đến Quảng Trị được anh hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế và nhận bao tiêu sản phẩm. Trung bình mỗi ngày anh cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu từ 100 đến 120 kg dế.

Anh Thắng cho biết, dế là loài rất dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn dễ kiếm, ít phải đầu tư, vòng đời ngắn nên có thể xoay vốn nhanh. Chỉ với vài triệu đồng ban đầu, người nuôi có thể mua giống và dụng cụ. Sau một tháng, sẽ có khoảng 50-60 kg dế thành phẩm, thu nhập 5,5-6 triệu đồng.

Ông chủ trang trại cũng chia sẻ cách sơ chế dế để làm các món ăn. Trước khi chế biến, người nuôi phải cho dế nhịn ăn 3 ngày để thải các chất không tốt ra khỏi cơ thể. Sau đó, dế được cho ăn bột đậu xanh rồi nhịn tiếp 3 ngày. Trước khi bỏ vào tủ lạnh bảo quản, dế được rửa bằng nước muối loãng.

Ngoài nuôi dế, năm 2011, anh Thắng còn mở thêm mô hình nuôi rắn mối. Đến nay, ngoài cơ sở còn có 5 mô hình khác cùng nuôi loại bò sát này. Với nguồn thu nhập ổn định từ dế, anh đã mua được ôtô riêng. Thầy giáo trẻ cho biết, anh đang theo học lớp thạc sĩ kinh tế để trong tương lai sẽ mở rộng quy mô trang trại trong cả nước.

Anh Nguyễn Huy Tài, 31 tuổi (xã Nghi Liên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) là một trong những người được anh Thắng chuyển giao công nghệ nuôi dế. Anh Tài tâm sự, sau khi tiếp quản "công nghệ" từ thầy giáo trẻ, anh đã mở trang trại và có nguồn thu nhập ổn định.

“Nhờ công nghệ nuôi dế của anh Thắng chuyển giao mà gia đình chúng tôi có công ăn việc làm ổn định, mỗi tháng thu 7-10 triệu đồng. Dế nuôi trưởng thành không bao giờ lo bị ế. Có anh Thắng bao tiêu sản phẩm nên chúng tôi rất yên tâm”, anh Tài cho biết.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 147

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 144


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 0

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73040962