08:23 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thị trường nông sản tuần 21 - 25/5: Áp lực giảm giá gạo

Thứ năm - 31/05/2012 05:44
Một số thông tin nổi bật về thị trường các mặt hàng gạo, cao su, hạt tiêu, cà phê, chè… trong tuần từ ngày 21 - 25/5.
picture
Việt Nam đứng ở vị trí thứ ba thế giới với 1,6 triệu tấn gạo được xuất khẩu từ 1/1/2012 - 17/5/2012.
 
 
* Gạo: Theo báo Bangkok Post của Thái Lan, Bộ trưởng Bộ Thương mại nước này, ông Yanyong Puangraj hồi đầu tuần cho biết, Thái Lan có thể duy trì vị trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm nay. Số liệu mà ông Puangraj đưa ra cho thấy, trong thời gian từ ngày 1/1-17/5 năm nay, Thái Lan đã xuất khẩu 2,6 triệu tấn gạo, dẫn đầu thế giới. Đứng thứ nhì là nước Mỹ, với lượng gạo xuất khẩu là 2 triệu tấn, còn Việt Nam đứng ở vị trí thứ ba với 1,6 triệu tấn gạo được xuất trong cùng kỳ. Ông Puangraj dự báo, năm nay, Thái Lan sẽ xuất khẩu ít nhất 9 triệu tấn gạo.

Hồi đầu tháng này, Viện Nghiên cứu gạo Quốc tế cho rằng, Ấn Độ có thể vượt qua Thái Lan và Việt Nam để trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhờ thời tiết thuận lợi và chính sách giá của Chính phủ nước này giúp tạo ra vụ mùa kỷ lục.

Trong thời gian 1/1-17/5, giá gạo xuất khẩu trung bình của Thái Lan đã tăng 20%, lên mức 669 USD/tấn, cho thấy gạo Thái Lan vẫn được ưa chuộng trên thị trường thế giới. So với gạo Ấn Độ, gạo Thái Lan thường có giá cao hơn 100 USD/tấn. Giá FOB gạo trắng 25% tấm của Thái Lan có giá khoảng 520 USD/tấn, so với mức 385 USD/tấn của gạo cùng loại từ Ấn Độ.

Từ mức kỷ lục vào tháng 9/2008 tới nay, giá gạo thế giới đã giảm 17%. Giới phân tích dự báo, giá gạo sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm trong những tháng tới do sản lượng gạo toàn cầu vượt nhu cầu năm thứ 8 liên tục.

Còn tin từ Reuters cho biết, Chính phủ Bangladesh vừa quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo thơm kéo dài 3 năm do giá gạo loại này tại thị trường nội địa suy giảm nhờ vụ mùa với sản lượng kỷ lục. Sản lượng gạo của Bangladesh trong vòng 1 năm tính tới tháng 6 năm nay đã lên tới mức kỷ lục 35 triệu tấn, từ mức 34,25 triệu tấn vào năm trước.

Trong khi đó, báo chí Philippines cho biết, nước này sẽ mua 100.000 tấn gạo từ Thái Lan hoặc Việt Nam để đảm bảo dự trữ gạo đủ cho tiêu dùng trong 30 ngày. Ngoài ra, Philippines cũng sẽ mua 20.000 tấn gạo từ Cambodia theo thỏa thuận đã ký giữa hai bên. Chính phủ Philippines dự kiến sẽ nhập khẩu nửa triệu tấn gạo trong năm nay.

* Cao su: Hãng tin Bloomberg cho hay, các nhà xuất khẩu Thái Lan, nước sản xuất lớn nhất thế giới loại nông sản này, đã bắt đầu mua cao su trên các sàn giao dịch ở Tokyo và Thượng Hải để hỗ trợ giá. Theo thông tin từ Hiệp hội Cao su Thái Lan, các nhà xuất khẩu nước này sẽ tiếp tục mua cho tới khi giá cao su trong nước đạt mức 120 baht/kg, tương đương khoảng 3,79 USD/kg, như mục tiêu Chính phủ Thái đề ra.

Bên cạnh đó, Thái Lan sẽ hợp tác với Indonesia và Malaysia để đối phó với sự giảm giá cao su. Ba quốc gia này chiếm khoảng 70% nguồn cung cao su toàn cầu.

Giá cao su giao sau trên thị trường thế giới đã giảm 51% kể từ mức kỷ lục vào tháng 2/2011, với nguyên nhân chính là sự suy giảm tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc, nước tiêu thụ nhiều cao su nhất thế giới, và châu Âu. Giá cao su giao tháng 10 tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo vào cuối tuần qua ở mức khoảng 265 Yên/kg, tương đương 3.338 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ cuối năm ngoái.

Lượng tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu được Tổ chức Nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG) dự báo sẽ tăng 3,4% trong năm nay, lên mức 11,3 triệu tấn, trong khi sản lượng toàn cầu có thể tăng 3,2% lên 11,3 triệu tấn.

* Hạt tiêu: Theo báo Business Standard của Ấn Độ, thị trường hạt tiêu thế giới tuần qua tiếp tục chứng kiến xu hướng tăng giá mạnh do hoạt động của các nhà đầu cơ. Ấn Độ đã tăng giá xuất khẩu hạt tiêu đen lên mức 7.400 USD/tấn, trong khi giá của Việt Nam và Indonesia đưa ra là 6.900 USD/tấn, còn giá của hạt tiêu Brazil dao động từ 6.750-6.800 USD/tấn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giá hạt tiêu có thể giảm trong tháng tới do ảnh hưởng của khủng hoảng nợ châu Âu và Indonesia bước vào vụ thu hoạch. Tình trạng tăng giá hạt tiêu hiện nay hoàn toàn do đầu cơ. Dự kiến, sản lượng vụ hạt tiêu này của Indonesia sẽ lên tới 30.000-35.000 tấn, so với mức trung bình 22.000-25.000 tấn.

Tương tự, Sri Lanka cũng sắp sửa bước vào một vụ hạt tiêu bội thu với sản lượng khoảng 15.000 tấn. Tuy nhiên, hạt tiêu Sri Lanka có chất lượng và giá cao hơn, ở mức 6.500 USD/tấn. Bên cạnh đó, nhiều nguồn tin cho rằng, Việt Nam hiện đang dự trữ khoảng 70.000 tấn hạt tiêu và sẽ không có chuyện thiếu hụt nguồn cung mặt hàng này.

Do sức ép giảm giá hạt tiêu từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, các nhà nhập khẩu hạt tiêu hiện đang trì hoãn mua hàng và đợi giá giảm. Nhu cầu hạt tiêu tại thị trường Tây Á cũng đáng ở mức thấp.

* Cà phê: Hãng tin Bloomberg dẫn thông ty từ công ty nghiên cứu thị trường cà phê Volcafe cho hay, mức chênh lệch (premium) giữa giá cà phê Robusta của Indonesia so với giá cà phê trên sàn giao dịch NYSE Liffe ở London đã giảm xuống còn 50 USD/tấn từ mức 70 USD/tấn vào tuần trước. Cà phê Indonesia, nước sản xuất cà phê Robusta lớn thứ ba thế giới, giảm giá là do đồng tiền của nước này xuống giá.

Hiện tại, giá cà phê Robusta xuất khẩu giao tháng 6 và 7 của Việt Nam thấp hơn giá ở NYSE Liffe 10 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước. Tại Việt Nam, nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, giao dịch mặt hàng này đang diễn ra chậm chạp khi giá tăng lên mức 44.000 đồng, tương đương 2,11 USD/kg, cao nhất kể từ đầu năm. Các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam muốn mua hàng nhưng người dân không bán, theo Volcafe.

Tuần qua, lượng cà phê xuất khẩu cập các cảng trên thế giới đạt 8.000 tấn, từ mức 6.000-6.500 tấn vào tuần trước đó. Tuy nhiên, theo Volcafe, lượng mưa gia tăng ở một số vùng trồng cà phê của thế giới có thể làm gián đoạn nguồn cung mặt hàng này trong tuần tới.

Giá 1 tấn cà phê Robusta giao tháng 7 vào cuối giờ chiều ngày thứ Sáu vừa qua tại London là 2.242 USD, sau khi đạt mức 2.249 USD, cao nhất kể từ ngày 5/9 năm ngoái. Một số báo nước ngoài cho biết, nhu cầu sử dụng cà phê Robusta thay cho cà phê Arabica (loại đắt hơn) của thế giới đáng có chiều hướng gia tăng do những khó khăn về kinh tế.

* Chè: Mặt hàng này nằm trong số các loại nông sản tăng giá tuần qua. Theo tin từ Reuters, giá chè Bangladesh trong phiên đấu giá hàng tuần diễn ra vào ngày thứ Ba vừa rồi đã tăng lên mức 198.14 Taka (2,44 USD)/kg từ mức 192.75 Taka/kg vào tuần trước đó. Trong phiên này, Bangladesh đấu giá 812.000 kg chè so với mức  710.000 tấn chè trong tuần trước đó. Dự kiến, Bangladesh sẽ đấu giá 800.000 tấn chè vào ngày 29/5 này. Chè của Bangladesh chủ yếu tiêu thụ nội địa.

Bangladesh mỗi năm sản xuất 60 triệu kg chè và tiêu thụ khoảng 56 triệu kg. Do sự phát triển kinh tế, nhu cầu tiêu thụ chè tại nước này đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng.

Tại Ấn Độ, giá chè cũng đang có xu hướng tăng do sản lượng giảm và nhu cầu tăng. Giá chè loại cao cấp ở nước này trong 2 tháng trở lại đây đã tăng từ 292 Rupee/kg lên 316 Rupee/kg. Chưa khi nào giá chè ở Ấn Độ lại tăng nhanh như vậy.

Ấn Độ tiêu thụ mỗi năm khoảng 800 triệu kg chè, trong khi sản lượng chè của nước này đạt 980 triệu kg vào năm ngoái, hầu hết là chè đen. Năm 2011, Ấn Độ xuất khẩu 180 triệu kg chè. Quý 1 năm nay, sản lượng chè của Ấn Độ giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 82,29 triệu kg.

Tại Trung Quốc, nước sản xuất chè xanh lớn nhất thế giới với sản lượng hàng năm khoảng 1.500 triệu kg, giới trẻ đang có xu hướng thích sử dụng chè đen có xuất xứ từ Ấn Độ hơn. Lượng chè đen mà Trung Quốc nhập từ Ấn Độ vì thế cũng đang có chiều hướng gia tăng.

Còn tại Kenya, nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, giá chè loại 1 đã tăng lên 3,68 USD/kg trong phiên đấu giá tuần này, từ mức 3,56 USD/kg trong phiên trước. Trong quý 1 năm nay, sản lượng chè của Kenya giảm 14% do thời tiết mưa nhiều. Tuy nhiên, các nhà chức trách nước này dự báo sản lượng chè sẽ tăng trở lại từ quý 2.
Nguồn: vneconomy.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 385

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 383


Hôm nayHôm nay : 70403

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1042571

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71269886