20:12 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thoát nghèo nhờ miến làng Xăm

Thứ năm - 06/03/2014 23:10
Từ một thôn nghèo, nhờ phát triển nghề làm miến dong mà nhiều hộ dân ở làng Xăm, xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) đã thoát nghèo, làm giàu.

 

Theo ông Đặng Ngọc Đỉnh – Trưởng thôn Xăm, toàn thôn có 170 hộ, 740 nhân khẩu với 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao sinh sống. Theo ông Đỉnh, nghề làm miến dong đã có cách đây hàng chục năm, khi đó người dân làm thủ công 100%. Có nghĩa là từ khâu nghiền dong, quấy, lắng bột, rồi đến tráng, thái miến đều làm bằng tay hết.

“Khoảng năm 80 của thế kỷ trước, cuộc sống khó khăn nên người dân thường trồng dong bán củ tươi cho thương lái miền xuôi, phần lấy luộc ăn thay cơm. Bán, ăn không hết họ nghĩ ra cách nghiền lấy bột làm bánh, miến. Lúc đầu chỉ có vài hộ, nay cả thôn có khoảng 120 hộ làm nghề, tạo việc làm cho hàng trăm lao động” – ông Đỉnh cho hay.

Song nghề làm miến ở làng Xăm rộ nhất trong 3 tháng cuối năm để bán cho người dân ăn tết. Trung bình 3 tháng, mỗi hộ làm khoảng 15 – 30 tấn bột (1kg bột tương đương 0,6kg miến), trừ chi phí lãi 30 – 60 triệu đồng/hộ. Anh Nguyễn Xuân Thủy cho biết, 3 năm trước có một doanh nghiệp đầu tư máy móc hàng trăm triệu đồng để làm miến, nhưng chỉ hoạt động được gần năm thì phải đóng cửa, bởi miến chất lượng kém, ăn bở…

Dứt lời, anh cầm sợi miến lên kéo, tự tin nói: “Ngày trước chưa có máy, chúng tôi phải ngồi mài từng củ dong, cả ngày khỏe cũng chỉ mài được 20kg dong, nay đã có máy nghiền làm, nhưng khâu lắng bột, tráng thì vẫn phải làm thủ công. Cái hay của lắng, tráng thủ công là sợi miến chín đều, ăn dai và sạch tạp chất, vì thế miến dong vẫn trụ hạng được đến bây giờ”.

Ông Phạm Minh Tuấn – Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình cho hay: “Miến dong làng Xăm được người dân “xách tay” theo khi đi làm ăn ở khắp các tỉnh, ra cả nước ngoài. Nhiều người ăn thấy ngon họ nhờ mua mấy cân về ăn, làm quà… Cứ thế thương hiệu miến dong làng Xăm đã được người tiêu dùng cả nước biết đến”.

Theo ông Tuấn, trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt, miến dong làng Xăm vẫn sống khỏe là nhờ thương hiệu… miến “sạch”. Miến sạch bởi được làm hoàn toàn bằng bột củ dong riềng, hơn nữa việc lọc bột được lọc qua nhiều bể, nhiều lần và hoàn toàn không dùng hóa chất.

Anh Nguyễn Văn Sơn- một trong những người khấm khá nhờ nghề làm miến dong cho biết, trong 3 tháng gia đình anh làm được khoảng 20 tấn bột (bột lấy chủ yếu ở Sơn La) tương đương 12 tấn miến, trừ chi phí lãi 60 triệu đồng. Anh Hoàng Đình Chiến cũng làm khoảng 20 tấn bột, vào dịp tết anh phải thuê 3 - 5 lao động, với lương 2,5 – 3 triệu đồng/người/tháng.

Cầm bó miến khô coong, trắng ngần chuẩn bị cân cho khách, anh Chiến cho hay: “So với năm ngoái, giá miến giảm 2.000 đồng/kg, nhưng giá bột cũng giảm 2.000 – 3.000 đồng/kg nên tính ra người làm miến vẫn lãi 3.000 – 4.000 đồng/kg bột. Như gia đình nhà tôi miến làm ra đến đâu khách cân hết đến đó, chỉ sợ không có sức làm thôi!”.
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 570

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 569


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1347792

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74394763