05:51 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thời cơ tăng đầu tư nông nghiệp, hỗ trợ nông dân

Thứ hai - 18/02/2013 03:24
Khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tiêu thụ ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ suy giảm là thời cơ tốt để đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp, hỗ trợ nông dân...

Trong khó khăn, vai trò của nông nghiệp đã được coi như một trụ cột của nền kinh tế Việt Nam. Để tiếp tục khẳng định vai trò đó, Nhà nước cần tăng cường chính sách hỗ trợ nông dân - tầng lớp góp phần quan trọng làm cho cái trụ đỡ nông nghiệp vững chắc. Khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tiêu thụ ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ suy giảm là thời cơ tốt để đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp, hỗ trợ nông dân... TS Nguyễn Duy Lượng - Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN đã có cuộc trao đổi với PV NTNN.

Thưa ông, năm 2012, xuất khẩu một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản như gạo tăng, nhưng giá trị lại giảm, điều này nói lên vấn đề gì?

- Điều này nói lên một thực tế là sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, chưa được quy hoạch bài bản; chưa đầu tư mạnh về khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, nhất là về giống, chế biến, bảo quản. Các mặt hàng nông sản của Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu thô, chưa có chế biến sâu. Thêm vào đó, chất lượng nông sản chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuẩn quốc tế. Những hạn chế đó đã khiến nông sản Việt Nam xuất khẩu với giá thấp mặc cho nhu cầu quốc tế vẫn duy trì ở mức cao.

Nói xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục dễ khiến nhiều người phấn khởi quá đà. Bởi điều đó hé mở một thực trạng: Đó là nông dân làm nhiều hơn, nhưng thu nhập lại không tăng, hoặc tăng không đáng kể. Tóm lại, nông dân bỏ công sức lao động ra nhiều hơn để đạt được sản lượng kỷ lục nhưng hưởng lợi ít nhất trong chuỗi hàng hóa nông sản…

Nông nghiệp, nông dân đang cần được tiếp sức để tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế .

Lý do gì khiến nông dân làm nhiều mà hưởng lợi lại ít, thưa ông?

- Có nhiều nguyên do dẫn tới thực trạng này, trong đó có việc chúng ta hầu như chưa xây dựng và kiểm soát, minh bạch được chuỗi giá trị của các mặt hàng nông sản. Ngay như mặt hàng gạo, cà phê, hồ tiêu hay thủy sản thì tình trạng chung là ND cứ sản xuất, nhà buôn, thương lái cứ thu gom, doanh nghiệp cứ xuất khẩu. Rất ít doanh nghiệp đầu tư làm ăn bài bản theo kiểu đầu tư vùng nguyên liệu; kho bãi; hỗ trợ chuyển giao, tập huấn kỹ thuật, ứng vốn cho ND; xây dựng nhà máy chế biến sâu.

Nhiều lĩnh vực, khâu quản lý yếu kém khiến ND bị động trong sản xuất như sự thao túng thị trường nguyên liệu vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; thức ăn chăn nuôi giả, chất lượng thấp. Ở khâu đầu ra, ND cũng bị lép vế bởi doanh nghiệp thu mua giá thế nào thì ND bán thế đó. Một nguyên nhân khác trừu tượng hơn, đó là việc phân bổ nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực, ngành kinh tế chưa hợp lý, trong đó đầu tư trở lại cho nông nghiệp, hỗ trợ ND chưa tương xứng với phần đóng góp; các chính sách hỗ trợ ND chưa có hiệu quả, tính khả thi thấp; chậm điều chỉnh; chính sách đúng nhưng chậm triển khai thực hiện làm mất cơ hội tốt, hoặc chính sách đi vào thực hiện thì bị làm cho méo mó, sai lệch…

Ông có thể nêu cụ thể hơn về thực trạng đó?

- Điển hình cho việc chính sách đúng nhưng trong quá trình thực hiện bị biến dạng, không kiểm soát được là việc kích cầu, hỗ trợ lãi suất cho ND vay tiền mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, vật liệu làm nhà ở theo Quyết định 497 của Thủ tướng Chính phủ năm 2009. Chưa kể một số nội dung của quyết định này khó khả thi với thực tiễn sản xuất nông nghiệp, đời sống ở nông thôn mà khi đi vào thực hiện, nguồn lực hỗ trợ đã không đến được đối tượng được thụ hưởng.

Hay hiện nay, Quyết định 63/2010 sau này là Quyết định 65/2011 của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản chậm được điều chỉnh khi lãi suất thị trường đã xuống thấp hơn cả lãi suất ưu đãi. Điển hình của việc chính sách đúng nhưng chậm triển khai là việc Chính phủ thông qua gói cứu trợ 9.000 tỷ đồng dành cho ngành nuôi cá tra…

Sau mỗi năm, chúng ta lại nói về thành tích, kỷ lục sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản, nhưng thực tình mà nói, việc xây dựng chính sách để phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, ổn định khu vực nông thôn, hỗ trợ ND một cách thiết thực thì chưa được quan tâm thỏa đáng. Trong lĩnh vực nông nghiệp, người ND bao nhiêu năm làm lụng, góp phần tích cóp dự trữ ngoại tệ cho đất nước nhưng việc tái phân bổ nguồn lực đầu tư dường như chưa nhận được phần xứng đáng. Việc xây dựng chính sách cho nông nghiệp, ND sát thực tế, có tính khả thi đã rất khó, nhưng để cụ thể hóa chính sách, các cấp, ngành cùng xắn tay vào triển khai xuống địa phương thì càng khó…

TS Nguyễn Duy Lượng - Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN

Ông nhận định bối cảnh hiện nay là thời cơ, cơ hội để tăng đầu tư phát triển nông nghiệp, hỗ trợ ND?

- Dự báo năm 2013 cho thấy, kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức. Nhưng dù khó khăn gì thì con người vẫn phải ăn, uống. Trong lúc kinh tế thế giới hồi phục chậm, nhu cầu các mặt hàng công nghiệp dịch vụ suy giảm thì càng phải tranh thủ nguồn lực đầu tư làm gia tăng giá trị các sản phẩm thế mạnh của nước ta trong đó có nông sản. Cần khẩn trương xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hàng nông sản theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ.

Trước mắt, cần tập trung vào những ngành, hàng có thế mạnh xuất khẩu, có vùng nguyên liệu rộng lớn, khu vực kinh tế năng động… Trên cơ sở đó, xây dựng vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn xác lập thương hiệu, Nhà nước cần tăng đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng, thậm chí nhập khẩu quy trình, công nghệ sản xuất về giống, chế biến, bảo quản.

Nhà nước cần có cơ chế mạnh mẽ để hỗ trợ nhóm ND, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp nông nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong khâu tổ chức sản xuất, vay vốn; nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động cũng như đầu tư nâng cấp hiện đại hóa quy trình, dây chuyền công nghệ. Chính sách cần có bước đột phá và đưa vào thực hiện nhanh chóng thông qua cơ chế giám sát, minh bạch.

Năm 2012, sản lượng lúa đạt 44 triệu tấn; xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục gần 8 triệu tấn với giá trị đạt 3,5 tỷ USD. Các ngành, hàng nông, lâm, thủy sản tiếp tục chiếm vị trí cao trong cơ cấu xuất khẩu với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu lên tới 27 tỷ USD, tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế chiếm tới hơn 22% GDP. Nông nghiệp Việt Nam nổi lên như một điểm sáng hiếm hoi trong nền kinh tế.
Năm 2013, ông kỳ vọng gì đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống ND?

- Với Nghị quyết 01/2013 và 02/2013 mà Chính phủ vừa ban hành, mọi người phấn chấn, kỳ vọng rất nhiều vào giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Nhưng từ khi 2 nghị quyết ban hành, dư luận xã hội và trên các diễn đàn hội nghị, hội thảo người ta chủ yếu bàn tán rôm rả về việc cứu bất động sản, địa ốc chứ ít thấy nói đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ ND.

Kinh tế năm 2013 vẫn chưa hết khó khăn, thậm chí còn khó khăn hơn năm 2012, nhưng tôi tin tưởng, nông nghiệp vẫn tiếp tục giữ được bước phát triển ổn định. Nếu chính sách thúc đẩy kinh tế phát huy tác dụng mà không làm gia tăng lạm phát ở mức cao, các mặt hàng nguyên liệu, vật tư cho sản xuất nông nghiệp giữ ở mức ổn định, thời tiết thuận lợi, đời sống ND sẽ tiếp tục được cải thiện. Nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam.

Việt Nam còn nhiều tiềm năng, dư địa để đầu tư, mở rộng, phát triển các ngành, hàng nông sản khác như rau, củ, cây ăn quả, sản phẩm chăn nuôi… Vấn đề là chúng ta phải xây dựng được những chính sách sát thực tế, có tính đột phá và có tầm nhìn dài hạn. Các cấp, ngành, địa phương cần chung tay vào việc cụ thể hóa rõ hơn nữa chủ trương phát triển nông nghiệp, ND, nông thôn…

Xin cảm ơn ông!

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 271

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 266


Hôm nayHôm nay : 46057

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1179203

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60187526