06:15 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thời tiết bất thường đề phòng dịch bệnh cho lúa

Thứ tư - 27/12/2017 04:49
Lúa tại các tỉnh ĐBSCL đang bị nhiễm rầy nâu và một số dịch bệnh khác. Nguyên nhân được xác định do thời tiết diến biến bất thường. Nếu không có kế hoạch phòng trừ kịp thời rầy nâu và dịch bệnh sẽ tiếp tục phát triển mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất và chất lượng.

Bạc Liêu đã có gần 20.000 ha nhiễm rầy

Báo cáo chính thức của Sở NNPT-NT tỉnh Bạc Liêu hiện tỉnh này có đến trên 19.400ha lúa bị nhiễm rầy nâu. Ngoài ra, có 9.212ha lúa bị bệnh cháy bìa lá, tỷ lệ bệnh từ 20 - 40%; 3.700ha lúa nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông, tỷ lệ từ 5 - 10%; 2.700ha lúa nhiễm bệnh đốm sọc vi khuẩn, tỷ lệ bệnh từ 20 - 40%.

ray
Lúa đang bị nhiễm rầy nâu và một số dịch bệnh khác

Trước tình hình trên, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh kết hợp với các công ty, doanh nghiệp tổ chức 26 cuộc hội thảo phòng trừ rầy nâu và các loại sâu bệnh cho gần 1.000 nông dân. Bên cạnh đó, chỉ đạo Trạm TT&BVTV các huyện, thị, thành phố hướng dẫn nông dân kịp thời phòng trừ khi bệnh phát sinh.

Ngành chức năng lo ngại nhất là bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá (VL-LXL), lan truyền gián tiếp thông qua rầy nâu. Thời gian qua, đã có 76ha lúa bị nhiễm bệnh VL-LXL, tập trung ở huyện Hồng Dân, Vĩnh Lợi…, mức độ thiệt hại 10 - 15%. Ngành chức năng đã vận động nông dân xử lý triệt để, nhất là tiêu diệt rầy nâu để đối tượng này không mang mầm bệnh lây lan và phát tán trong thời gian tới.

Hiện nay, Chi cục TTBVTV tỉnh đã phân công cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn; vận động nông dân thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện rầy nâu và ra quân phòng trừ triệt để theo phương pháp “4 đúng”.

Kỹ sư Trần Văn Na, Chi cục trưởng Chi cục TTBVTV tỉnh khuyến cáo: “Bà con cần thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện rầy nâu. Vì nếu rầy mang mầm bệnh VL-LXL sẽ ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ. Sau khi thu hoạch lúa, bà con cần xuống giống lúa đông xuân (vụ 2017 - 2018) theo đúng lịch thời vụ của ngành Nông nghiệp tỉnh ban hành. Nếu xuống giống đúng lịch thời vụ sẽ né được rầy nâu và hạn chế xâm nhập mặn ở cuối vụ.

Khuyến cáo một số bệnh và cách phòng trừ

Để trừ ốc bươu vàng hại lúa, sử dụng Honeycin 6G (5 - 6kg/ha), rải trên ruộng lúa xăm xắp nước 3 - 5cm khi ốc xuất hiện. Hoặc rút nước cho ốc tập trung theo rãnh, rồi rải thuốc diệt ốc.

+ Đối với diện tích gieo sạ mới, sử dụng Thuốc trừ cỏ Rainbow 410SE với cơ chế “Diệt mầm 2 lớp”, mạnh mẽ hơn diệt cỏ chưa mọc mầm và đã mọc mầm. Sử dụng 1 cặp Rainbow 410SE (gồm Rainbow 125ml + Chất an toàn Fenclorim 50ml) cho 1.000m2 , trừ hiệu quả cỏ dại trong ruộng lúa ở giai đoạn 0 - 3 ngày sau sạ. Với phổ diệt cỏ rộng, diệt cả 3 nhóm cỏ: hòa bản, chác lác, lá rộng, an toàn cho mầm lúa.

+ Sử dụng Clincher 200EC với hoạt chất Cyhalofop – buty 20% w/w do Dow AgroSciences B.V sản xuất để phòng trừ cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực trên lúa (giai đoạn 5 - 12 ngày sau sạ) với liều khuyến cáo 0,5 - 0,7 lít thuốc/ha, pha 50 - 70ml/bình máy 25 lít.

Để trừ cỏ đuôi phụng (giai đoạn 12 - 18 ngày sau sạ): Liều khuyến cáo 0,7 lít thuốc/ha, pha 70ml/bình máy 25 lít. Với lượng nước phun: 400 lít/ha.

+ Để phòng trừ rầy nâu gây hại mạnh và phát sinh trên diện rộng, sử dụng Applaud 25WP - Giải pháp trừ rầy nâu (môi giới truyền bệnh Vàng lùn – lùn xoắn lá) hiệu quả, sử dụng với liều lượng 700g/ha. Hoặc sử dụng Wellof 3GR (12 - 15kg/ha), rải đều trên ruộng lúa, khi rầy ở tuổi 1, 2.

+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ phun ở ngưỡng phòng trừ sử dụng Opulent 150SC (6ml/bình 16 lít, phun 2,5 - 3 bình/1.000 m2) hoặc Wellof 330EC (0,8 - 1 lít/ha, pha 40 - 50ml/bình 16 lít nước).

+ Để trừ sâu đục thân hại lúa, sử dụng Nurelle D 25/2.5EC (1 - 1,5 lít/ha), phun sau khi bướm nở rộ 5 - 7 ngày.

+ Bệnh đạo ôn trên lúa (đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông) đang có xu hướng gia tăng mạnh. Để phòng trừ hiệu quả, sử dụng thuốc đặc trị BEAM 75WP – ”Cắt ngay cháy lá” (250g/ha) phun khi vết bệnh chớm xuất hiện.

+ Sử dụng Aviso 350SC (0,35 lít/ha, 14ml thuốc/bình 16 lít nước) để phòng trừ bệnh lem lép hạt. Phun ở giai đoạn trước trổ và sau khi lúa trổ đều.

+ Phối hợp BEAM 75WP (250g/ha) + Bonny 4SL (500ml/ha) + Aviso 350SC (0,35 lít/ha) để phòng trừ hiệu quả bệnh đạo ôn, bạc lá do vi khuẩn và lem lép hạt cùng lúc tấn công cây lúa. Phun ở giai đoạn trước trổ và sau khi lúa trổ đều.

+ Sử dụng Pulsor 23DC (0,22 - 0,33 lít/ha), Catcat 250EC, Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện.

Hoàng Huy/ Người tiêu dùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 331


Hôm nayHôm nay : 33585

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 551087

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70778402