12:17 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Thủ phạm" nào khiến 12.400ha tôm sú ở ĐBSCL tan hoang?

Thứ ba - 10/07/2018 10:04
6 tháng đầu năm 2018, đã có 157 xã, 25 huyện, 5 tỉnh nuôi tôm trọng điểm trong vùng ĐBSCL phát hiện dịch bệnh trên tôm sú, với tổng diện tích tôm sú bị bệnh và thiệt hại hơn 12.400ha.

Ngày 10.7, tại diễn dàn Khoa học công nghệ về nuôi tôm sú hữu cơ vùng ĐBSCL, Chi cục Thú y vùng VII (Cục Thú y) đã thông tin về tình hình bệnh và thiệt hại trên tôm sú 6 tháng đầu năm 2018.

Theo đó, tình hình bệnh và thiệt hại trên tôm sú xảy ra tại 157 xã, 25 huyện, 5 tỉnh nuôi tôm trọng điểm trong vùng, gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh; với tổng diện tích tôm sú bị bệnh và thiệt hại gần 12.410ha (cao hơn gần 26% so với cùng kỳ năm 2017). Trong đó, Kiên Giang có diện tích tôm sú bị bệnh và thiệt hại nhiều nhất với hơn 7.172ha.

 'thu pham' nao khien 12.400ha tom su o dbscl tan hoang? hinh anh 1

Tôm sú bị bệnh đốm trắng chiếm tỉ lệ cao nhất với diện tích hơn 929ha. (ảnh minh họa).

Tôm sú bị bệnh và thiệt hại chủ yếu ở giai đoạn 30-80 ngày tuổi sau thả và tập trung nhiều ở tháng 4, tháng 5. Tổng diện tích thiệt hại do bệnh là hơn 2.290ha, trong đó bệnh đốm trắng chiếm tỉ lệ cao nhất với diện tích hơn 929ha. Ngoài ra, một phần diện tích thiệt hại do môi trường với hơn 7.087ha và phần lớn diện tích chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, với hơn 3.031ha.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2017 tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước hơn 720.000ha, trong đó diện tích thả nuôi tôm sú là 621.000ha, tôm thẻ chân trắng 99.000ha. Sản lượng tôm đạt 689.000 tấn, tăng gần 5% so với cùng kỳ 2016, trong đó diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng từ 6-10% so với cùng kỳ chủ yếu là tại vùng ĐBSCL.

Theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, diện tích nuôi và sản lượng tôm sú nước ta hiện đang chiếm tỷ lệ rất cao trên thế giới (30-38%).

Đây là loài có giá trị thương mại cao, có thị trường ổn định và khả năng cạnh tranh lớn. Kế hoạch năm 2018, ngoài duy trì diện tích nuôi hiện có, các địa phương sẽ tập trung đẩy mạnh các giải pháp công nghệ để nâng cao năng suất, phấn đấu đạt sản lượng 720.000 tấn, trong đó sản lượng tôm sú là 271.500 tấn, tôm thẻ là 448.500 tấn. 

Theo Chúc Ly (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 354

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 352


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 766352

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70993667