11:39 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

'Thủ phủ' bò sữa chất lượng cao Lâm Đồng

Thứ tư - 04/12/2019 08:45
Từ khoảng chục năm nay, tỉnh này đã chú trọng đầu tư, phát triển đàn bò sữa chất lượng cao. Đây là hướng đi đúng khi cơ hội xuất khẩu sữa sang thị trường đông dân nhất thế giới đã đến.
Phần lớn các hộ chăn nuôi bò sữa tại Lâm Đồng đều ký hợp đồng với doanh nghiệp, nên phải tuân thủ nghiêm quy trình nuôi mà doanh nghiệp đưa ra.

Lâm Đồng là tỉnh đứng đầu khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ về tổng đàn bò và sản lượng sữa.  Bò sữa Lâm Đồng được chăn nuôi chủ yếu tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 21.000 con bò sữa với khoảng 1.300 hộ, trang trại chăn nuôi, tập trung. Hầu hết bò sữa được bấm thẻ tai, lập hồ sơ, lý lịch cá thể để quản lý, tác động kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng sữa.

Năng suất sữa tươi đạt bình quân 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/ chu kỳ/con), tổng sản lượng sữa đạt trên 80.000 tấn/năm. Khoảng 95% sản lượng sữa tươi được các công ty Vinamilk, Cô gái Hà Lan, và Công ty cổ phần sữa Đà Lạt (Dalatmilk) thu mua hết.

Đơn Dương là huyện đi đầu trong phong trào nuôi bò sữa với khoảng 13.000 con, trong đó có trên 5.700 con đang khai thác với sản lượng sữa bình quân 100 tấn/ngày; tổng doanh thu từ nguồn sữa tươi đạt 1,3 tỷ đồng/ngày. Từ chăn nuôi bò sữa, nhiều hộ nông dân đã có cuộc sống ổn định, thu nhập bình quân hàng trăm triệu đồng/năm. 

Trại bò sữa của hộ gia đình nhưng sạch sẽ và hiện đại khôn thua gì doanh nghiệp lớn.

Điều đáng mừng hơn nữa là rất nhiều hộ là đồng bào dân tộc thiểu số người K’ho ở các huyện Đơn Dương, Di Linh, Đức Trọng, đã biết cách làm giàu từ con bò sữa.

Ông Nguyễn Hữu Tuấn, ở xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, có đàn bò sữa hơn 300 con, được đầu tư bài bản, “đúng chuẩn” công nghệ cao. Ngoài hệ thống máy vắt sữa tự động, ông còn đầu tư cả hệ thống kho lạnh để bảo quản sữa. Mỗi ngày gia đình ông thu từ 2-2,5 tấn sữa với giá bán cho công ty 13.000-14.000 đồng/lít.

Theo ông Tuấn, chăn nuôi bò sữa hiện nay nếu tuân thủ đúng quy trình, cho ra sản phẩm sữa đạt chuẩn, thì sẽ được các daonh nghệp thu mua hết với giá thỏa thuận trước. Từ vài năm nay, nhiều hộ chỉ sau 3-4 năm nuôi bò sữa đã khà và giàu lên. Hiện nay, các công ty thu mua sữa có chế độ hỗ trợ người nuôi rất tốt, nhất là các vấn đề về kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe đàn bò, và đặt các trạm thu mua sữa gần khu vực chăn nuôi rất thuận lợi cho bà con trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Theo bà Lê Thị Bé, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương, hiện có 3 doanh nghiệp bò sữa lớn là Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk), Cô gái Hà Lan (Friesland Campina) và Công ty CP Sữa Đà Lạt (Dalatmilk) đang liên kết với người dân, tạo điều kiện rất thuận lợi cho người chăn nuôi.

Khi liên kết, người chăn nuôi đều được ký hợp đồng rất cụ thể. Các công ty thu mua, chế biến sữa đặt quy định chỉ ký hợp đồng tiêu thụ sữa đối với những hộ chăn nuôi có quy mô đàn tối thiểu 10-12 con.

Do vậy, huyện và người dân đang thực hiện các biện pháp nhằm tăng số lượng đàn bò trong từng hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phát triển chăn nuôi theo hướng chất lượng để cho ra sản phẩm sữa đạt tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Chăn nuôi bò sữa là hướng phát triển kinh tế chủ lực của huyện trong xây dựng nông thôn mới.

Không ít hộ đầu tư cả hệ thống vắt sữa tự động. 

Xác định bò sữa là ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành và thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa, xây dựng mô hình chăn nuôi tiêu biểu, lai tạo giống; đào tạo, tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật cho nông dân. Đề án cũng đưa ra các giải pháp lai tạo, chọn lọc, phát triển và nâng cao chất lượng giống bò sữa thuần Holstein Friesian (HF), hướng đến mục tiêu nâng tỷ lệ giống thuần HF trên 95% tổng đàn. 

Đồng thời, đầu tư các trang thiết bị, máy móc hỗ trợ người dân kiểm nghiệm sữa tươi, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sữa để có biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng sữa.

Từ năm 2019, bắt đầu thử nghiệm mô hình trình diễn áp dụng công nghệ thông tin vào xây dựng khẩu phần dinh dưỡng cho bò sữa. Đây là phần mềm tính toán, phân tích khẩu phần ăn cho bò sữa, nhằm tận dụng tối đa thức ăn, không lãng phí và năng suất sữa vẫn đảm bảo. Mô hình này sau khi thử nghiệm thành công, sẽ được áp dụng rộng rãi cho các hộ, trang trại bò sữa trên toàn tỉnh.

“Năm 2018, Trung Quốc nhập gần 2,8 triệu tấn sữa, tương đương 11 tỷ USD, và không ngừng tăng hàng năm. Trong khi đó, tiềm năng sản xuất sữa của Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng, rất lớn. Vừa rồi, phía Trung Quốc đã chấp nhận nhập khẩu sữa Việt Nam. Cơ hội mở ra, chúng ta phải nắm bắt và thực hiện ngay. Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn bò sữa trên toàn tỉnh đạt 25.000 - 30.000 con, sản lượng sữa tươi đạt từ 100.000 - 120.000 tấn/năm, trên 95% sản lượng sữa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu”, bà Bé nói.

Theo HỒNG THUỶ/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 152

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 149


Hôm nayHôm nay : 55533

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 319096

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73366067