17:37 EDT Thứ ba, 21/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Dịch khảm lá mì lan nhanh đáng sợ như lửa

Thứ ba - 28/08/2018 03:48
Từ 1 tỉnh xuất hiện nhiễm dịch khảm lá trên cây khoai mì (sắn), chỉ sau 1 năm đã có 10 tỉnh bị lây nhiễm dịch. Trước tốc độ lây lan khủng khiếp của loại bệnh này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đã ví von dịch khảm lá mì chẳng khác nào ngọn lửa đang bùng cháy, thiệt hại khó lường.

Chỉ chưa đầy 1 tháng, Bộ NN&PTNT đã phải tổ chức liền 2 hội nghị cấp Quốc gia để bàn cách phòng chống bệnh khảm lá mì.

 thu truong bo nn&ptnt: dich kham la mi lan nhanh dang so nhu lua hinh anh 1

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh ví dịch khảm lá mì như ngọn lửa đang bùng cháy. Ảnh: Nguyên Vỹ

“Từ một ngành xuất khẩu đang phơi phới, chỉ vài con số thống kê gọn lỏn thời gian qua đã cho thấy mức độ nguy hiểm của dịch bệnh khảm lá đe dọa nghiêm trọng thế nào đến một ngành xuất khẩu tỷ đô của cả nước”, Thứ trưởng Doanh nhận định.

Tại Hội nghị bàn giải pháp phòng chống bệnh khảm lá mì sáng nay 28.8, với sự tham gia của Cục BVTV, Cục Trồng trọt, các viện nghiên cứu, các tỉnh thành có diện tích đã nhiễm bệnh lẫn chưa nhiễm bệnh, Bộ NN&PTNT cảnh báo nếu không tích cực thay đổi nhận thức, bệnh khảm lá sẽ có sức tàn phá nguy hại hơn đến cây mì.

Theo Cục BVTV, bệnh khảm lá mì được phát hiện gây hại lần đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 5.2017 tại Tây Ninh. Đến tháng 8.2018, bệnh đã lây lan ra 10 tỉnh thành trên cả nước.

Tính đến ngày 20.8 (cách đây hơn 1 tuần), diện tích nhiễm bệnh khảm lá mì đã lên tới hơn 36.136 ha (tăng khoảng 84% so với năm 2017).

 thu truong bo nn&ptnt: dich kham la mi lan nhanh dang so nhu lua hinh anh 2

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (giữa) khảo sát bệnh khảm lá mì ở Tây Ninh. Ảnh: Thanh Nhi

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV cho biết đã có nhiều văn bản, chỉ thị được ban hành cùng nhiều biện pháp tích cực phòng chống nhưng dịch bệnh vẫn cứ lây lan.

“Nhìn nhận lại, trong nhận thức từ lãnh đạo địa phương tới nông dân vẫn chưa thống nhất. Cùng với nhiều nguyên nhân khác, các biện pháp phòng chống dịch khảm lá mì rõ ràng chưa quyết liệt mới dẫn đến hậu quả hôm nay”, ông Trung đánh giá.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chỉ đạo tất cả các ngành, địa phương phải thống nhất nhìn nhận khảm lá mì là căn bệnh nặng và tất cả giống mì từ Tây Ninh là giống đã nhiễm bệnh.

Chỉ khi ý thức như thế mới có biện pháp quyết liệt hơn trong quản lý hom giống, tác nhân truyền bệnh cho tới việc khoanh vùng, giám sát lưu hành giống bệnh lây nhiễm giữa các địa phương.

 thu truong bo nn&ptnt: dich kham la mi lan nhanh dang so nhu lua hinh anh 3

Cục BVTV đánh giá công tác phòng chống dịch khảm lá thời gian qua chưa đạt được sự thống nhất cao. Ảnh: Chúc Ly

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ đạo, các tỉnh chưa có diện tích lây nhiễm cũng không thể lơ là, chủ quan được nữa. Phải nâng cao nhận thức về cây mì và bệnh khảm lá mì từ lãnh đạo tới nông dân. Hệ lụy do dịch bệnh gây ra không chỉ nông dân mà còn hàng trăm nhà máy chế biến xuất khẩu mì (sắn) bị ảnh hưởng.

Trên thực tế đã có nhiều văn bản, công điện được ban hành..., dù chưa hoàn chỉnh, các tỉnh vẫn phải tiếp tục vận dụng, áp dụng nghiêm túc.

Tỉnh Tây Ninh đã có Ban chỉ đạo phòng chống khảm lá mì, nay đang tiếp tục hoàn thiện và quyết liệt hơn trong công tác chỉ đạo. Việc xây dựng mô hình trồng mì kháng bệnh trong lòng hồ Dầu Tiếng cần được theo dõi sát sao.

Với Cục BVTV, Thứ trưởng đề nghị tham mưu với Bộ trưởng Bộ NNPTNT lập Ban chỉ đạo cấp quốc gia. Đồng thời phải lập tổ công tác do thường xuyên có mặt ở các tỉnh để bám sát trực tiếp, tham mưu và chỉ đạo ngay tại chỗ.

Với Cục Trồng trọt và các Trung tâm nghiên cứu giống, phải đánh giá lại tính kháng của các giống mì hiện đang sản xuất. Ưu tiên số một là phải tìm giống kháng bệnh. Bộ NNPTNT cũng sẽ trực tiếp tham gia và coi đây là giải pháp căn cơ lâu dài.

 thu truong bo nn&ptnt: dich kham la mi lan nhanh dang so nhu lua hinh anh 4

Ngành xuất khẩu mì và các sản phẩm từ mì đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh: Nguyên Vỹ

Về phía Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, phải gắn với trung tâm từ các tỉnh, huyện cùng bàn biện pháp quản lý, hạn chế lây lan, dập dịch. Ưu tiên ngay cho việc tuyên truyền khuyến nông, kể cả tổ chức Diễn đàn khuyến nông @. Trung tâm này phải tập trung kinh phí tuyên truyền phòng chống căn bệnh nguy hiểm này.

Hiệp hội Sắn Việt Nam cũng phải vận động các doanh nghiệp tích cực vào cuộc, chia sẻ trách nhiệm để bảo vệ vùng nguyên liệu cho sản xuất.

“Cuối cùng, các nhà khoa học nên bớt lý luận, các công trình nghiên cứu nên bớt dông dài như tiểu thuyết để nông dân dễ tiếp thu và hưởng ứng cuộc vận động phòng chống dịch khảm lá. Dịch khảm lá đã lây lan như lửa đang bùng cháy!”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhắc nhở.
Theo Nguyên Vỹ (danviet.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 310


Hôm nayHôm nay : 88341

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1207665

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61529622