Hộ nghèo tăng thu nhập
Ngay sau khi có Chỉ thị 40, Ngân hàng CSXH huyện Quảng Ninh đã chủ động làm tốt công tác tham mưu Huyện ủy, UBND, HĐND và các phòng có liên quan trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo về việc tổ chức triển khai tới từng đơn vị. Nhờ quán triệt Chỉ thị 40, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã được tăng cường rõ rệt.
Bà con làm thủ tục nhận vốn vay ưu đãi tại Điểm giao dịch xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Tuấn Ngọc
Phát huy những thành quả đạt được, trong thời gian tới Ngân hàng CSXH huyện Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp; lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, các làng nghề truyền thống trong nông thôn, dự án khả thi nhằm phát triển kinh tế - xã hội mang tính thiết thực, hiệu quả cao. |
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đoàn thể các cấp cũng đã chú trọng hơn đối với việc chỉ đạo cấp cơ sở phối hợp tốt Ngân hàng CSXH trong việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách; thực hiện công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng; tăng cường kiểm tra giám sát, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả phối hợp thực hiện đối chiếu, phân tích nợ vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về tín dụng chính sách xã hội.
Đến 30/9/2019, tổng dư nợ của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Quảng Ninh đạt hơn 323 tỷ đồng, tăng so với đầu năm hơn 12 tỷ đồng, đạt 88,3% kế hoạch giao với. Toàn huyện có 7.974 hộ còn dư nợ, bình quân dư nợ 41 triệu đồng/hộ. Đặc biệt ở các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa, nguồn vốn ưu đãi đã kề vai sát cánh với người nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2,4%/năm, tăng thu nhập hộ nghèo khoảng 1,74%.
Xây dựng các mô hình hiệu quả
Tiêu biểu như gia đình anh Đỗ Trung Hiếu (ở thôn Vĩnh Tuy 2, xã Vĩnh Ninh) được vay vốn hỗ trợ việc làm từ Ngân hàng CSXH huyện Quảng Ninh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng và thiết bị máy móc để gia công các loại áo, quần xuất khẩu, tạo việc làm ổn định cho 60 lao động ở địa phương với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng
Hay như gia đình anh Lê Bá Diện (ở thôn Quyết Tiến, xã Hàm Ninh) vay 100 triệu đồng để đầu tư khu chuồng trại chăn nuôi bò, lợn. Hiện nay, trang trại của anh có 5 con bò, hơn 15 con lợn hứa hẹn cho thu nhập khá cao trong thời gian tới.
Hiện toàn huyện Quảng Ninh có 210 Tổ tiết kiệm và vay vốn với 7.974 hộ gia đình vay vốn. Các hộ đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn và chấp hành nghiêm túc việc trả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Đặc biệt, các hộ vay vốn đã tự nguyện tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng theo quy ước hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, như một hình thức tích góp để hỗ trợ trả lãi khi gặp khó khăn và trả nợ gốc khi đến hạn.
Phát huy những thành quả đạt được, trong thời gian tới Ngân hàng CSXH huyện Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp; lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, các làng nghề truyền thống trong nông thôn, dự án khả thi nhằm phát triển kinh tế - xã hội mang tính thiết thực, hiệu quả cao. Đặc biệt thực hiện hiệu quả Chỉ thị 40 của Ban Bí thư T.Ư Đảng, tích cực tham gia phong trào “Chung tay vì người nghèo, không để ai bỏ lại phía sau”, gắn hoạt động tín dụng chính sách với chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Theo Đức Thịnh/danviet.vn
http://danviet.vn/nha-nong/tin-dung-chinh-sach-ke-vai-sat-canh-ho-ngheo-1040164.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn