09:32 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tỉnh “mua mía, trả đường” xin giảm diện tích mía

Chủ nhật - 01/07/2018 00:22
Ông Nguyễn Chí Thiện - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An vừa cho biết, sở này sẽ kiến nghị với Bộ NNPTNT xin giảm một nửa diện tích mía được phân bổ trong Đề án Phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Bộ.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Long An, toàn tỉnh có hơn 8.000ha mía, tập trung chủ yếu tại các huyện: Bến Lức (5.900ha), Thủ Thừa (1.400ha), Đức Hòa, Đức Huệ (trên 650ha). Dự tính, đến năm 2020, diện tích này sẽ giảm còn 3.000-4.000ha.

 tinh “mua mia, tra duong” xin giam dien tich mia hinh anh 1

Ông Hai Long (Nguyễn Văn Long, xã Lương Hòa, Bến Lức, Long An) ngồi xem thương lái thu mua mía trên đồng. Theo ông, thương lái thu mua mía với giá rất thấp, chỉ đủ tiền phân, nhưng không bán mía sẽ chết khô trên đồng.

Hiện, tình hình sản xuất mía trong tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn do giá thấp, nhà máy nợ tiền nông dân, khan hiếm nhân công, nhất là khi thu hoạch; chi phí vận chuyển, đầu tư sản xuất tăng cao, lượng đường tồn kho lớn.

Vừa qua, nhiều diện tích mía trên địa bàn tỉnh phải bỏ chết khô ngoài đồng do giá rẻ. Nông dân bán mía phải nhận đường vì Nhà máy Đường Nivl (huyện Bến Lức) nợ trên 100 tỉ đồng, không có khả năng chi trả.

 tinh “mua mia, tra duong” xin giam dien tich mia hinh anh 2

Dự kiến đến năm 2020, diện tích mía ở Long An chỉ còn 3.000-4.000ha.

Ông Nguyễn Huệ-một nông dân trồng mía vừa bán hơn 10ha mía cho Nhà máy Đường Nivl cho biết, những năm trước, nhà máy cũng thường xuyên thiếu nợ gối đầu nông dân, dù chậm nhưng vẫn trả bằng tiền. Năm nay, giá mía không tính theo chữ đường mà mua khoán 670.000 đồng/tấn. Điều đáng nói, nông dân không được nhận tiền mà phải nhận đường với giá quy đổi 12.000-13.000 đồng/kg. Nông dân yêu cầu nhận đường loại tốt nhưng nhà máy lại đưa loại đường chất lượng kém.

Theo Đề án phát triển mía đường của Bộ NNPTNT, đến năm 2020, tổng diện tích mía nguyên liệu trên cả nước sẽ đạt 300.000ha. Trong đó, vùng nguyên liệu tập trung hơn 285.500ha. Vùng ĐBSCL được phân bổ 44.000ha. Phần tỉnh Long An được phân bổ 8.500ha mía trong đề án trên.

Theo Trần Đáng (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 270

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 269


Hôm nayHôm nay : 46659

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1105919

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72788628