08:28 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tôm thẻ chân trắng đối tượng chưa được khuyến khích nuôi trong vùng nước ngọt

Thứ hai - 31/03/2014 04:29
Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp xuất hiện một số đối tượng thủy sản nhập nội được người dân đưa vào địa bàn tỉnh để nuôi. Trong đó, có hai đối tượng nuôi đáng chú ý là tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và cá chạch sụn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus).

Theo Chi cục thủy sản tỉnh, trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số đối tượng thủy sản nuôi có nguồn gốc nước ngoài được người dân đưa vào nuôi như: cá chạch sụn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Trong đó, tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi ở vùng nước lợ mặn với độ mặn từ 5 -35‰, độ kiềm 60 – 180mg/l, về văn bản pháp lý chưa có văn bản nào khuyến khích nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt.

Hiện nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh là 30.04 ha, đã cho thu hoạch 2,96 ha, năng suất từ 3,4 – 13,5 tấn/ha. Đối tượng này được nuôi chủ yếu tại huyện Tam Nông và TX. Hồng Ngự. Ngành chức năng của tỉnh cũng khuyến cáo người nuôi thận trọng, tránh nuôi tự phát mà phải phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng, cơ quan chuyên môn theo dõi chặt chẽ, đúng quy trình kỹ thuật, kiểm soát dịch bệnh.

Về mặt khoa học các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhận định, có thể nuôi tôm thẻ chân trắng trong môi trường nước có độ mặn từ 1- 3 ‰. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng, nếu không được thuần hóa thích hợp thì tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng là không cao. Mặt khác, khi được nuôi trong môi trường nước ngọt tôm dễ bị mềm vỏ, do độ kiềm và hàm lượng khoáng chất thấp hơn so với môi trường nuôi nước lợ mặn.

Bên cạnh đó, khi sử dụng nước mặn để nuôi về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tầng nước ngầm và tạo nguy cơ nhiễm mặn cho vùng nước ngọt gây ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu của viện Nuôi Trồng Thủy Sản 2 tại huyện Gò Công Tây của tỉnh Tiền Giang, về mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong thủy vực nước ngọt cho thấy một số khó khăn trong quá trình nuôi như: nồng độ khoáng chất cho tôm thấp, lượng tăng trưởng chậm, chất lượng thịt tôm kém hơn so với tôm nuôi trong nước lợ mặn, chi phí điều chỉnh môi trường nuôi cao hơn so với nước lợ mặn, dễ phát sinh các mầm bệnh mới khi đã thích ứng với môi trường nuôi trong thủy vực nước ngọt...

Trong khi đó, Đồng Tháp chưa có quy hoạch nào về phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng. Đồng thời tỉnh Đồng Tháp là vùng thượng nguồn của Sông tiền, nếu như mầm bệnh xảy ra sẽ phát tán theo dòng nước, theo các vật chủ sẽ lan truyền bệnh cho các vùng nuôi khác ở vùng hạ lưu sông. Đây là vấn đền cần được nghiên cứu và ngành chức năng cần có biện pháp quản lý tốt đối tượng này.
 

Nguồn: bannhanong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 571

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 569


Hôm nayHôm nay : 50001

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 803542

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64789486