01:27 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trái trồi rừng lạ hoắc dùng búa đập, ăn bùi bùi, ngậy ngậy, ngon ngon

Thứ năm - 04/10/2018 10:06
Nhiều món ăn thường ngày phải dùng đến bát, đũa, thìa, dao… nhưng riêng món hạt trồi ở miền núi Anh Sơn (Nghệ An) thì phải dùng đến… búa.

Trồi là cây thân gỗ lâu năm, cao hàng chục mét có nhiều trên vườn đồi, rừng núi ở các huyện Anh Sơn, Thanh Chương… Trồi ra hoa vào mùa Xuân và chín quả lúc Thu về.

Quả trồi lớn như quả hồng, có hình dạng giống chiếc bát úp, da dù xì như quả na, khi quả non có màu xanh và già thì chuyển sang nâu thẫm. Bên trong quả có hạt lớn, nhân hạt hình trái tim, thơm ngon, béo bùi là một món ăn được nhiều người yêu thích.

 trai troi rung la hoac dung bua dap, an bui bui, ngay ngay, ngon ngon hinh anh 1

Cây trồi. Ảnh: Huy Thư

Ngày trước, đến mùa trồi, quả rụng đầy dưới gốc, người dân địa phương chỉ việc lên đồi đi nhặt quả rụng về luộc để ăn. Nay trồi đã thành đặc sản, nhu cầu về quả trồi lớn, người đi săn lùng nhiều, nên “trồi già không kịp rụng”.

Cứ đến mùa trồi là mọi người rủ nhau đi hái đồng loạt. Với những cây thấp thì dễ hái, còn cây cao thì phải trèo lên, dùng sào để chọc. Hái trồi cũng vất vả không thua hái trám. Những ngày trời mưa, thân cây khá trơn, trèo khó, người hái phải đứng dưới cây chọc ngược lên.

 trai troi rung la hoac dung bua dap, an bui bui, ngay ngay, ngon ngon hinh anh 2

Quả trồi tươi. Ảnh: Huy Thư

Quả trồi già trông như những hòn đá nâu xám, 1 kg khoảng 30 quả, nhìn qua, không ai nghĩ rằng nó là một món ăn ngon. Ăn quả trồi cũng lắm công phu, phải huy động đủ các dụng cụ như nồi, búa, thớt… Trồi sau khi hái về, đổ vào nồi luộc gần 1 tiếng đồng hồ dưới lửa to cho chín,  để ráo rồi mới đem ra “xử lý”.

Do hạt trồi có lớp vỏ bọc khá dày, cứng như hạt trám, nên muốn ăn nhân bên trong phải đập vỡ hạt ra. Người địa phương thường dùng nhiều cách để làm vỡ hạt trồi, nhưng cách thông dụng nhất, an toàn nhất là dùng búa để đập. Kê hạt trồi lên đá hoặc thớt, dùng búa đập mạnh cho vỡ thành nhiều mảnh.

Đập hạt trồi phải quen tay, nó mới “vỡ chuẩn”, không bị té, không bị nát. Khi hạt vỡ, mọi người mới dùng que tre, tăm tách nhân ra khỏi vỏ để thưởng thức. Món hạt trồi từ lâu đã gắn liền với chiếc búa, nên dân gian thường gọi vui là “món ăn có búa”

 trai troi rung la hoac dung bua dap, an bui bui, ngay ngay, ngon ngon hinh anh 3

Quả trồi khô. Ảnh: Huy Thư

Nhân hạt trồi có vị béo bùi, thơm ngon đặc trưng nên hấp dẫn người ăn, ai ăn rồi thì nhớ mãi. Theo kinh nghiệm dân gian, quả trồi chín rụng dưới gốc, ngon hơn quả trồi được hái trên cây. Quả càng già thì vị béo bùi càng đậm.

Ở những địa phương có trồi, mỗi mùa quả rụng, trẻ em là những người khám phá trồi đầu tiên. Trước đây, các em nhỏ ở các xã miền núi Anh Sơn thường rủ nhau lên núi đi nhặt quả trồi về đổi sách vở để học tập.

 trai troi rung la hoac dung bua dap, an bui bui, ngay ngay, ngon ngon hinh anh 4

Ăn quả trồi nhất thiết phải dùng búa để đập. Ảnh: Huy Thư

Hiện nay, quả trồi đang được người dân thu hái triệt để. Tại Anh Sơn, trồi có nhiều ở các xã Hoa Sơn, Tường Sơn, Phúc Sơn… Ở những nơi này đã hình thành nên đội ngũ những người chuyên đi hái quả trồi về bán. Từ một thứ quả để “ăn cho vui”, trồi trở thành đặc sản của vùng miền núi, một món hàng được dân buôn tích cực săn lùng.

 trai troi rung la hoac dung bua dap, an bui bui, ngay ngay, ngon ngon hinh anh 5

Nhân hạt trồi béo bùi, thơm ngon đặc trưng, rất hấp dẫn người ăn. Ảnh: Huy Thư

Chị Trần Thị Duyên (26 tuổi) ở xã Đức Sơn – một người chuyên buôn hạt trồi cho biết, dịp này hàng ngày chị phải đánh xe đi khắp huyện Anh Sơn để sưu tầm hạt trồi, tuy nhiên trồi ngày càng hiếm vì người mua đông. Nhu cầu về hạt trồi lớn, trong khi nguồn cung có hạn, chủ yếu là khai thác trồi trong tự nhiên.

Hiện, trồi không chỉ được tiêu thụ trên địa bàn mà còn được chuyển, gửi đi xa và nhập cho lái buôn bán sang Trung Quốc. Giá hạt trồi đang dao động từ 16.000 – 18.000 đồng/kg.

Trồi rừng Anh Sơn từ lâu đã quen thuộc với người dân địa phương, nhưng còn mới lạ với rất nhiều người. Cùng với bánh gai, chè gay...“món ăn có búa” đã và đang là một trong những thứ quà hấp dẫn của người Anh Sơn xa quê.

Theo Huy Thư (Báo Nghệ An)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 106

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 104


Hôm nayHôm nay : 21727

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1184788

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72867497