Ví dụ, ở vùng đồng bằng, đô thị, việc lưu thông thuận tiện, có điều kiện bảo quản có thể dùng sữa tươi 100% thanh trùng, nhưng ở miền núi vận chuyển xa xôi thì dùng sữa tươi 100% tiệt trùng để đảm bảo điều kiện bảo quản. Về hỗ trợ, ở thành thị, trẻ em vốn đã được tiếp xúc với nhiều sản phẩm sữa nhiều thì áp dụng không hỗ trợ, ở vùng đồng bằng có thể kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ một phần nhưng ở miền núi thì phải có thể tài trợ toàn bộ từ trung ương, địa phương, khu vực kinh tế tư nhân.
Quy mô đàn bò được mở rộng, tăng năng suất, chất lượng sữa. Ảnh: K.N
Ngoài ra, ông Chinh cho rằng, cần đa dạng hóa các sản phẩm từ sữa khác ngoài sữa lỏng để trẻ em có nhiều sự lựa chọn, miễn là từ sữa như pho mát, sữa chua, váng sữa… Cần quy định hàm lượng đường saccharose trong các sản phẩm sữa để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, giảm nguy cơ bệnh tật do ăn uống quá nhiều đường.
Hiện nay, bình quân tiêu thụ sữa quy đổi tính trên đầu người ở Việt Nam vẫn còn thấp, mới đạt 28kg/người/năm. Vì vậy, để nâng cao thể chất, tầm vóc, trí tuệ của trẻ, việc đầu tư phát triển ngành chăn nuôi bò sữa theo hướng đẩy mạnh liên kết sản xuất của nông hộ với các doanh nghiệp chế biến sữa, áp dụng công nghệ vào các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm sữa, mở rộng quy mô đàn bò, để tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm tiến tới giảm phụ thuộc vào các nguồn sữa nhập khẩu là ưu tiên hàng đầu trong đề án tái cơ cấu chăn nuôi.
Chăn nuôi bò sữa trong nước phát triển không chỉ tạo được việc làm, thu nhập cho nông dân, thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, giảm nhập khẩu mà còn giúp người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm sữa do chính doanh nghiệp Việt làm ra từ dòng sữa tươi của đàn bò Việt.
Theo Khánh Nguyên (danviet.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn